Bất cứ ai có bệnh tiểu đường đều phải đối mặt với nguy cơ bị loét bàn chân. Vết loét tại bàn chân có nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Nếu lơ là, chủ quan, bệnh nhân có thể phải cắt cụt chi chỉ vì nhiễm trùng bắt nguồn từ thương tổn nhỏ. Dưới đây là cách tốt nhất để chăm sóc bàn chân người tiểu đường tránh nhiễm trùng.

1. Dấu hiệu nhiễm trùng vết loét bàn chân ở người tiểu đường

Vết loét bàn chân không khó phát hiện. Chúng thường có màu đỏ, hình phễu giống như một cái miệng núi lửa. Bạn có thể thấy các vết loét bàn chân thường xuất hiện ở lòng bàn chân hoặc trên đầu ngón chân. Xung quanh các vết loét, da sẽ bị dày lên và chai lại.
Với những người không bị tổn hại dây thần kinh chân, loét chân sẽ khiến họ cảm nhận được nỗi đau đớn khủng khiếp. Nếu các dây thần kinh không báo hiệu được vết loét, bệnh nhân có thể sẽ không nhận ra mình bị biến chứng. Điều này đặc biệt nguy hiểm ở người tàn tật hoặc người lớn tuổi, khả năng nhận thức bị suy giảm.


Dấu hiệu nhận biết vết loét bàn chân

Khi vết loét bị nhiễm trùng, bạn có thể nhận ra các dấu hiệu bất thường như:
  • Dấu hiệu viêm: vùng da ban đỏ, phù nề, nóng và đau.
  • Dấu hiệu “ cổ điển” của nhiễm trùng: mưng mủ, chảy dịch.
  • Có mùi hôi, hình thành những bọng nước.
  • Vùng da tổn thương có xu hướng lan rộng nhanh.
  • Sốt.


Khi xuất hiện những triệu chứng trên, người bệnh nên sớm đi khám để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời.

2. Cách chăm sóc vết loét bàn chân cho người tiểu đường
2.1. Kiểm soát tốt đường huyết
Kiểm soát tốt đường huyết giúp làm giảm các biến chứng thần kinh ngoại biên và biến chứng tắc hẹp mạch máu ngoại biên. Từ đó, bệnh nhân có khả năng nhận biết được những thương tổn nhỏ kịp thời, đồng thời giúp máu lưu thông đến bàn chân tốt hơn, đẩy nhanh quá trình chữa lành của cơ thể.
[IMG]
Kiểm soát tốt đường huyết là chìa khóa để phòng ngừa vết loét bàn chân
2.2. Sử dụng kháng sinh
Kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn không cho chúng xâm nhập gây nhiễm trùng vết loét bàn chân. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý sử dụng kháng sinh mà cần đến gặp bác sĩ để khám và lấy đơn thuốc phù hợp.
[IMG]
Kháng sinh giúp tiêu diệt mầm bệnh xâm nhập vào vết loét

2.3. Sát khuẩn vết loét hàng ngày
Chăm sóc bàn chân tiểu đường bị nhiễm trùng gồm 2 bước:
Làm sạch
Khi nhiễm trùng, ổ tổn thương đã bị mầm bệnh xâm nhập. Vệ sinh bằng nước đơn thuần sẽ không thể làm sạch hiệu quả. Bàn chân tiểu đường bị nhiễm trùng cần một dung dịch sát khuẩn phù hợp. Thao tác vệ sinh thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Rửa bàn chân với nước muối sinh lý, dùng nhíp sạch đã sát khuẩn để gắp bỏ dị vật, mô hoại tử
- Bước 2: Xịt, rửa bằng dung dịch sát khuẩn thích hợp (có thể pha loãng với nước sạch theo tỷ lệ phù hợp).
- Bước 3: Băng bảo vệ vết nhiễm trùng để ngăn tác nhân có hại xâm nhập gây nặng thêm ( không được băng quá chặt).

Sát khuẩn vết loét bàn chân hàng ngày là biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng vết loét tốt nhất
Dưỡng ẩm bàn chân:
Bàn chân tiểu đường khô nứt hay quá ẩm ướt đều tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập. Do đó, cần phải giữ cho bàn chân bệnh nhân khô ráo và có độ ẩm nhất định. Vùng da dễ nứt nẻ cần được cấp ẩm bằng kem dưỡng ẩm phù hợp, đặc biệt là vùng gót chân. Ngoài mục đích hạn chế điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập, dưỡng ẩm còn giúp giảm cảm giác đau do căng tức vùng da khô xung quanh vết nhiễm trùng cho bệnh nhân.

Bài viết khác cùng Box :