Giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý mà đa số người lớn tuổi đều mắc phải. Câu hỏi người bị giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không? nhận được khá nhiều sự quan tâm. Hãy để Doctor Laser giải đáp thắc mắc này cho bạn nhé.

1. Giãn tĩnh mạch chân là gì? Nguyên nhân
Giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý nhiều người mắc phải và đa phần là người lớn tuổi. Các triệu chứng thường gặp như nặng chân, đau chân, chuột rút, tê bì…

Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Tình trạng này xuất hiện là do chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch ở chân bị suy giảm. Điều này khiến máu bị ứ đọng và gây biến dạng những tổ chức mô xung quanh.

Việc điều trị giãn tĩnh mạch chân bác sĩ thường khuyên sử dụng vớ y khoa kết hợp thuốc sẽ giúp cải thiện tình trạng nhanh hơn. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải kết hợp những phương pháp hỗ trợ khác như chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý.

2. Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa về điều trị phục hồi chức năng, đi bộ cũng là một phương pháp hiệu quả trong việc trị giãn tĩnh mạch chân. Đây là bộ môn dễ dàng thực hiện, phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người đang trong quá trình điều trị giãn tĩnh mạch chân.

Đi bộ mỗi ngày đối với người bình thường đã rất tốt trong việc rèn luyện sức khỏe thì đối với người bị giãn tĩnh mạch chân, đi bộ giúp họ cải thiện giãn tĩnh mạch chân vô cùng hiệu quả.

Người bị giãn tĩnh mạch chân có thời gian đi bộ ít hơn 10 phút mỗi ngày sẽ có nguy cơ loét chân cao hơn so với những đi bộ trên 10 phút mỗi ngày.
Người bị giãn tĩnh mạch chân có thời gian đi bộ ít hơn 10 phút mỗi ngày sẽ có nguy cơ loét chân cao hơn so với những đi bộ trên 10 phút mỗi ngày.
Ở tư thế đứng, thể tích và áp lực trong tĩnh mạch chân sẽ thay đổi. Khi bàn chân tiếp xúc với mặt đất thì sẽ không có dòng chảy tĩnh mạch và khi nhấc chân lên, máu từ tĩnh mạch dưới lòng bàn chân và gót chân sẽ được đẩy lên cẳng chân. Tiếp đó, động tác co cẳng chân sẽ giúp đẩy máu đến tĩnh mạch vùng đùi. Cơ chế này lặp lại liên tục sẽ giúp đẩy máu về tim nhanh chóng

Bộ môn này giúp các cơ và khớp vận động liên tục, tăng cường sức mạnh cho xương và cơ chân. Bên cạnh đó, lực của cơ chân tăng lên giúp ngăn ngừa tình trạng giãn tĩnh mạch sâu.

Việc đi bộ giúp đẩy máu từ tĩnh mạch sâu về tim tốt hơn và làm giảm áp lực của hệ tĩnh mạch nông. Đa phần các bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chân sau khi rèn luyện việc và thay đổi lối sống của mình theo chiều hướng tích cực đều cảm thấy thư giãn, dễ chịu và tình trạng giãn tĩnh mạch được cải thiện hiệu quả.

Theo các chuyên gia, người bị giãn tĩnh mạch chân có thời gian đi bộ ít hơn 10 phút mỗi ngày sẽ có nguy cơ loét chân cao hơn so với những đi bộ trên 10 phút mỗi ngày. Nếu người bệnh chưa có thói quen đi bộ mỗi ngày thì có thể bắt đầu từ từ để làm quen, sau đó tăng dần thời gian và quãng đường.

3. Một số cách cải thiện giãn tĩnh mạch chân khác
3.1 Tập thể thao
Bên cạnh bộ môn đi bộ, việc tập các môn thể thao khác cũng giúp người bị giãn tĩnh mạch cải thiện tình trạng như bơi lội, khiêu vũ, đi xe đạp chậm…

Đi xe đạp cũng giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân
Đi xe đạp cũng giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân
Những môn thể thao này phải vận động phần cổ chân nhiều giúp cổ chân linh hoạt hơn, cải thiện tình trạng lưu thông máu dễ dàng.

Có thể bạn quan tâm: 5 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA GIÃN MAO MẠCH CHÂN

3.2 Thay đổi chế độ ăn uống
Hấp thu nhiều flavonoid có trong rau củ các loại, trái cây, tỏi, ca cao. Chấ này mang lại hiệu quả tích cực trong việc thu nhỏ tĩnh mạch bị giãn nở. Tăng khả năng lưu thông máu ổn định, giảm áp lực và thư giãn các mạch máu.

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều Kali để giảm việc giữ nước trong cơ thể như khoai tây, các loại rau lá, đậu trắng, hạnh nhân, cá hồi và cá ngừ. Giảm các thực phẩm mặn gây giữ nước trong cơ thể để cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân tốt hơn.

Kali giúp hạn chế việc giữ nước trong cơ thể giảm tình trạng giãn tĩnh mặt chân
Kali giúp hạn chế việc giữ nước trong cơ thể giảm tình trạng giãn tĩnh mặt chân
Bên cạnh đó, nên bổ sung thêm chất xơ để ngăn ngừa tình trạng táo bón, gây tắc ruột tạo ra các áp lực nặng nề lên mạch máu khiến bệnh giãn tĩnh mạch nặng hơn. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ gồm yến mạch, lúa mì, thực phẩm làm từ ngũ cốc, hạt lanh và các loại đậu, hạt.

3.3 Duy trì cân nặng và trang phục thoải mái
Tăng cân làm tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch. Vì vậy, duy trì cân nặng sẽ làm giảm áp lực lên các mạch máu giúp giảm sưng, khó chịu và hỗ trợ tốt trong việc điều trị giãn tĩnh mạch chân.

Thường xuyên mặc trang phục bó sát làm giảm quá trình lưu thông máu dễ dàng. Nên sử dụng quần áo thoải mái và mang giày đế bằng thay giày cao gót

Các phương pháp này nên thực hiện kết hợp với các việc điều trị của bác sĩ sẽ có hiệu quả tốt hơn. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn được tư vấn kĩ hơn hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa Doctor Laser để được giải đáp.

Hotline: 0909 027 475
Email: doctorlaser.spa@gmail.com


Bài viết khác cùng Box :