Kẽm được coi là một chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng cơ thể không thể sản xuất hoặc lưu trữ nó. Vì lý do này, chúng ta phải có được một nguồn cung cấp kẽm liên tục thông qua chế độ ăn uống. Là một chất khoáng vi lượng thiết yếu cho sinh vật và sức khỏe con người, đặc biệt trong quá trình phát triển của thai nhi và của trẻ sau khi sinh. Kẽm được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa và được hấp thu ở ruột non.


Trong các protein, các ion kẽm thường liên kết với các chuỗi amino axit của axit aspartic, axit glutamic, cystein và histidin. Có khoảng 2 – 4g kẽm phân bố trong khắp cơ thể con người. Hầu hết kẽm nằm trong não, cơ, xương, thận và gan, tuy nhiên nồng độ kẽm cao nhất tập trung trong tuyến tiền liệt và các bộ phận của mắt. Tinh dịch cũng rất giàu kẽm, vì đây là yếu tố quan trọng trong chức năng của tuyến tiền liệt và giúp phát triển cơ quan sinh dục.

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của RNA và DNA, truyền tín hiệu và biểu hiện gen. Kẽm cũng quyết định quá trình chết rụng tế bào. Ngoài ra, kẽm còn đóng vai trò quan trọng trong chức năng bình thường của não và hệ thần kinh trung ương.

Tác dụng của kẽm đối với sức khỏe

Phát triển và cải thiện não bộ
Theo nghiên cứu, trung tâm bộ nhớ của não bộ chứa một lượng lớn kẽm. Chúng là nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của não bộ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Ở người trưởng thành, kẽm giúp cải thiện sức khỏe não bộ, cùng với vitamin B6, kẽm thúc đẩy sự hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ.

Kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì hệ thần kinh nên khi thiếu kẽm có thể đưa đến các vấn đề như trầm cảm, lo âu hoặc năng hơn là rối loạn thần kinh. Vì thế, nhiều người bị căng thẳng thường được khuyến cáo bổ sung kẽm.

Tác dụng của kẽm đối với phụ nữ mang thai
Kẽm rất cần cho thai nhi. Phụ nữ mang thai thiếu kẽm sẽ dễ sinh non hoặc sinh con có trọng lượng dưới mức trung bình. Trong khoảng 2 tuần sau sinh, sữa mẹ chứa một lượng kẽm rất cao nhưng sau giai đoạn này sẽ giảm mạnh, chỉ còn bằng 5% lượng kẽm trước đó.

Tác dụng của kẽm đối với đàn ông
Ở nam giới, kẽm có nồng độ cao trong tuyến tiền liệt, tham gia vào sự trao đổi nội tiết tố nam, cân bằng chức năng tuyến tiền liệt, giúp duy trì số lượng và tính di động của tinh trùng cũng như nồng độ testosterone trong huyết thanh. Vậy nên hiện nay để tăng cường sinh lý nam giới các chuyên gia thường cho ra các sản phẩm chiết xuất từ các loại hải sản chứa nhiều kẽm đặc biệt là hàu, nổi tiếng với các sản phẩm như tinh chất hàu oyster plus goodhealth, hàu biển ob...Đây đều là những sản phẩm chiết xuất từ hàu tươi rất tốt cho sinh lý nam giới tăng số lượng và chất lượng tinh trùng.

Tăng khả năng “đi lại” của tinh trùng
Việc tế bào tinh trùng đủ khỏe để di chuyển đến đâu phụ thuộc vào sức khỏe và độ bền của tinh binh. Điều này lại hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn có cung cấp đủ vitamin và lượng kẽm cần thiết cho cơ thể hay không. Do vậy, nếu số lượng tinh trùng có khả năng di chuyển dưới 50% thì bạn cần bổ sung ngay kẽm cho cơ thể mình.

Giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với tuyến tiền liệt. Hàm lượng kẽm tập trung nhiều ở tinh dịch và tuyến tiền liệt hơn bất cứ phần nào trong cơ thể. Việc thiếu kẽm có thể gây phì đại tuyến tiền liệt và những thay đổi khác ở tuyến sinh dục quan trọng này.
Vì vậy, kẽm liên quan đến khả năng và tiềm năng sinh dục, đặc biệt quan trọng đối với đàn ông bước qua tuổi trung niên khi các vấn đề về tuyến tiền liệt bắt đầu xuất hiện. Hơn nữa, kẽm còn có khả năng kích thích việc sản sinh ra một loại protein có tác dụng làm "tê liệt" cadmium - một tác nhân nguy hiểm gây bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

Bảo vệ tuyến giáp
Kẽm là khoáng chất quan trọng trong quá trình sinh ra các nội tiết tố tuyến giáp. Ở nam giới, nếu quá trình này bị gián đoạn sẽ dẫn đến giảm lượng kích thích tố sinh dục nam.


Tác dụng của kẽm đối với phụ nữ
Ở nữ giới, kẽm có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Đối với mắt
Kẽm có tác dụng tốt đối với thị lực, nó biểu hiện ở việc tập trung cao kẽm được tìm thấy trong các mô mắt, đặc biệt là võng mạc. Nếu mức kẽm trong cơ thể thích hợp thì có thể giúp chống lại bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, đây là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực.

Tác dụng của kẽm với da
Đối với da, kẽm có khả năng chống viêm, làm lành vết thương, hỗ trợ quá trình tái tạo collagen, sửa chữa ADN…

Theo nghiên cứu, lớp thượng bì của da chứa nhiều kẽm nhất. Do đó, nếu bổ sung kẽm đều đặn, da sẽ có khả năng tái tạo tế bào tốt hơn, da khỏe và trẻ trung hơn. Khi da ở trạng thái khỏe mạnh sẽ phòng tránh bị viêm nhiễm, tình trạng nổi mụn cũng giảm đáng kể.

>>> Xem thêm: Kichmen 1h tăng cường sinh lý nam

Như vậy, công dụng của kẽm rất hữu ích đối với sự phát triển và duy trì sức khỏe của cơ thể. Do đó, nếu thiếu khoáng tố vi lượng này một số chức năng của cơ thể sẽ không hoạt động tốt. Vậy làm sao để nhận biết cơ thể bị thiếu kẽm và nên bổ sung bằng cách nào?

Bài viết khác cùng Box :