Nguồn: http://bokhopmussel.com/tim-hieu-ngu...uong-khop-kt81

Trước đây bệnh xương khớp chủ yếu gặp ở người cao tuổi, người lao động nặng, nhưng giờ bệnh xương khớp đã xuất hiện ở rất nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Nếu muốn điều trị dứt điểm các bệnh về xương khớp, việc tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh là điều quan trọng nhất.


1. Bệnh xương khớp là gì?



Bệnh xương khớp là tên gọi chung cho những bệnh liên quan đến xương và khớp với những biểu hiện thường thấy là đau nhức, sưng xương khớp, gây ra nhiều khó khăn khi vận động.

Trên cơ thể người có 3 loại khớp là khớp động (ở tay, chân), khớp bán động (ở đốt sống), khớp bất động (ở hộp sọ). Trong số 3 loại khớp này, khớp động và khớp bán động là những khớp dễ bị suy yếu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi suy yếu, chúng gây nên bệnh xương khớp ở con người.

2. Các bệnh xương khớp phổ biến
Có nhiều người vẫn lầm tưởng các bệnh về xương khớp chỉ là căn bệnh ở người trung niên, cao tuổi, những người lao động nặng. Thực tế, căn bệnh này đang diễn ra phức tạp ở cả những người trẻ. Thường gặp nhất là các bệnh:
Viêm khớp: thường xuất hiện ở các vị trí khớp háng, khớp ngón tay, khớp cổ tay, khớp gối,… Tại các vị trí này xuất hiện tình trạng sưng và gây đau.
Thoái hóa khớp, cột sống: thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, cao tuổi do sự bào mòn sụn khớp, đĩa đệm. Trong các khớp, cột sống có một lượng dịch nhày, thoái hóa khiến chúng ít đi gây đau cứng khớp, khô khớp, cột sống.
Thoát vị đĩa đệm: thường xuất hiện ở vị trí cột sống thắt lưng, đốt sống cổ. Căn bệnh này khiến các dây thần kinh bị chèn ép và nếu để lâu ngày không chữa có thể gây liệt, teo cơ.
Viêm khớp dạng thấp: có thể xuất hiện ở nhiều khớp khác nhau và mang tính chất đối xứng 2 bên. Chúng gây sưng đau, cứng khớp và nghiêm trọng hơn có thể gây ảnh hưởng đến mạch máu, tim, phổi,…
Đau dây thần kinh tọa: khiến cơ thể đau từ vùng thắt lưng kéo xuống đến bàn chân.
Loãng xương: xương trở nên xốp, giòn và rất dễ gãy. Điều này khiến toàn thân bị đau nhức và nghiêm trọng hơn có thể gây nên các bệnh lý về xương khớp khác.
Tìm hiểu thêm:
>> Tìm hiểu về thoái hóa cột sống thắt lưng
>> Nguyên nhân và cách phòng tránh gai cột sống
>> Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp háng.

3. Nguyên nhân gây ra các bệnh xương khớp
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng bệnh xương khớp hình thành do chịu ảnh hưởng của thời tiết, tuổi tác và lao động nặng. Trên thực tế, nguyên nhân gây bệnh xương khớp thường đến từ những người mắc bệnh béo phì, trầm cảm, di truyền và những người thiếu hoạt động thể chất.

Bệnh béo phì
Béo phì làm quá trình lão hóa toàn thân và thoái hóa sụn khớp. Do hệ thống xương - cơ - dây chằng chỉ chịu được trọng lượng cơ thể nhất định, nhưng khi thừa cân béo phì, trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép sẽ tác động lên hệ thống ấy một trọng lượng lớn, gia tăng áp lực lên các khớp. Các khớp sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp đó là khớp gối, khớp háng và cột sống, khiến cho phần sụn khớp dần bị bào mòn, kéo theo phần xương dưới sụn dễ bị tổn thương, nhanh chóng bị thoái hóa gây đau đớn.


Thừa cân là nguyên nhân chính gây ra các bệnh xương khớp

Nếu người 30 tuổi bị béo phì, thì người đó sẽ có tuổi sinh học khoảng 40 và đang gánh chịu nỗi đau nhức xương khớp như độ tuổi 60

Trầm cảm, lo lắng quá mức
Tưởng như không liên quan nhưng các yếu tố tâm lý như lo lắng, trầm cảm lại có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe xương khớp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bạn bị trầm cảm sẽ làm suy yếu khả năng đối phó với nỗi đau, suy yếu nhận thức của bệnh nhân về tình trạng bệnh của họ. Từ đó, nỗi đau có thể được nhân lên nhiều lần.

Di truyền
Nếu trong gia đình bạn có người thân ruột thịt bị bệnh xương khớp (cha mẹ, ông bà, anh chị em…) thì khả năng cao bạn cũng sẽ bị đau xương khớp. Điều này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, các gen gây đau nhức xương khớp có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác đó là:

  • Gen COMT làm tăng độ nhạy cảm đau khớp và có liên quan đến bệnh viêm khớp
  • Gen TRPV1 và Gen PACE4 PCSK6 có liên quan đến chứng bệnh đau khớp gối
  • Thiếu hoạt động thể chất


Theo Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ, việc không hoạt động thể chất sẽ khiến cơ xương khớp thay đổi, tăng nguy cơ bị cứng khớp, viêm khớp, đau xương khớp và teo cơ. Nghiêm trọng hơn, không hoạt động thể chất còn gây ra 1 loạt rủi ro khác tới sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường, loãng xương, béo phì… Các bệnh này làm gia tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp, gây cảm giác đau đớn.

Việc ít vận động cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn máu đến khớp khiến máu nuôi dưỡng các sụn khớp không được đáp ứng kịp thời, lâu dần bề mặt sụn khớp trở nên khô sần, bong tróc khiến cấu trúc khớp bị biến đổi và gây bệnh xương khớp.

4. Dấu hiệu nhận biết bệnh xương khớp


Đau lưng gây khó vận động là một dấu hiệu cho biết bạn đang mắc bệnh xương khớp​

Biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh về khớp xương là đau nhức, cụ thể:
Đau cơ học tại các khớp.
Cứng khớp buổi sáng
Đau khớp mỗi khi thời tiết thay đổi và đau nhiều về đêm.
Vùng khớp có biểu hiện viêm, sưng đỏ.
Việc cử động các khớp trở nên khó khăn và mất đi độ linh hoạt.

5. Cách điều trị bệnh xương khớp
Bệnh đau nhức xương khớp khi ở thể nhẹ có thể không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh càng để lâu sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Bệnh có thể gây teo cơ biến dạng khớp, ảnh hưởng đến thận, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đặc biệt là có thể gây tàn phế, mất khả năng vận động. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm là rất cần thiết.

Chữa bệnh xương khớp tại nhà
Dân gian ta lưu truyền lại nhiều bài thuốc chữa bệnh xương khớp khá hiệu quả. Các loại thảo dược mà bạn có thể sử dụng để chữa căn bệnh này là hạt đu đủ, xương rồng, cây chìa vôi, ngải cứu rang muối, lá lốt,… Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà có những cách bào chế khác nhau như ngâm rượu để xoa bóp ngoài da, rang nóng để chườm, giã nát đắp, sắc nước uống,…

Những mẹo này cho thấy sự hiệu quả nhất thời và chỉ áp dụng được cho những bệnh xương khớp thể nhẹ.

Điều trị bệnh xương khớp bằng thuốc
Có một số loại thuốc giúp điều trị bệnh xương khớp như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc tiêm corticoid và acid hyaluronic, thuốc giãn cơ, thuốc chống thấp khớp. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua thuốc mà cần thăm khám để có chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật điều trị xương khớp
So với việc điều trị bằng thuốc tây y, mẹo dân gian thì phương pháp phẫu thuật mang tính hiệu quả hơn nhiều. Tất nhiên, không phải cứ bị bệnh là phẫu thuật ngay. Chỉ khi bệnh đã chuyển biến nặng không thể tiếp tục điều trị nội khoa thì bác sĩ mới chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật.

6. Cách phòng tránh bệnh xương khớp
Bệnh đau mỏi xương khớp là căn bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa lạnh. Sau đây là bài viết chia sẻ về một số biện pháp phòng tránh bệnh mà bạn có thể tham khảo.

Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng giúp bạn phòng tránh được các bệnh về xương khớp. Canxi là chất dinh dưỡng rất tốt cho hệ xương khớp, vì vậy chúng ta nên bổ sung canxi cho cơ thể để phòng các bệnh về xương khớp (viêm khớp, thoái hóa khớp,…), chống loãng xương. Các bạn có thể bổ sung canxi thông qua việc ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi như là cá, tôm, cua,…

Ngoài những thực phẩm đó ra thì sữa cũng là một loại đồ uống có thành phần dinh dưỡng chứa nhiều canxi. Để phòng tránh các bệnh về xương khớp bạn có thể uống 1 - 2 ly sữa mỗi ngày. Cũng cần bổ sung thực phẩm rau quả như súp lơ, cam, dâu tây, rau cải, đu đủ,… để giúp hệ xương vững chắc. Ngoài ra còn có hạt dẻ, hạnh nhân, đậu phộng,… cũng chứa boron - một chất giúp xương chắc khỏe.

Chế độ vận động


Tập thể dục là phương pháp rất tốt để rèn luyện sức khỏe xương khớp​

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, vận động vừa sức cũng giúp chúng ta phòng tránh được các tổn thương cho xương khớp. Bạn nên bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng rồi dần dần nâng lên bài tập nặng hơn, không nên tập ngay từ đầu những bài tập quá nặng.

Chế độ làm việc
Bạn không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự chịu đựng của xương khớp. Trong khoảng 1 tiếng chúng ta nên vận động một lần không nên ngồi hoặc đứng liên tục quá lâu, nên thay đổi tư thế cho thoải mái hơn. Đặc biệt chú ý khi làm việc trong môi trường lạnh cần mang tất chân để giữ ấm giúp phòng ngừa các bệnh về xương khớp.

Cẩn thận với bệnh cảm
Tại sao việc phòng tránh bệnh xương khớp cũng phải cẩn thận với bệnh cảm? Có lẽ đây là câu hỏi chung của rất nhiều người. Bệnh cảm có các biểu hiện như ho, viêm amiđan, viêm họng,…. là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thấp khớp nếu biến chứng của bệnh nặng. Vì vậy, khi bị cảm cúm cần phải cẩn thận, điều trị dứt điểm ho, viêm họng để virus không thể sản sinh gây ra nhiều phản ứng nguy hiểm.

Điều chỉnh cân nặng
Do lực đè nặng lên khớp nên béo phì thừa cân có thể làm tổn thương đến các khớp. Chính vì thế chúng ta cần phải điều chỉnh cân nặng cho hợp lý để có thể giảm bớt sức nặng nên khớp. Giảm cân là một trong những biện pháp để tránh các bệnh về xương khớp.

Thông qua bài viết, hi vọng mọi người sẽ có cho mình thêm những hiểu biết cũng như cách bảo vệ mình trước những bệnh xương khớp !

Bài viết khác cùng Box :