Ngày nay, bệnh trào ngược xảy ra ngày càng nhiều không phân biệt độ tuổi, giới tính. Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể mắc trào ngược. Bài viết sau đây cũng cung cấp cho các bạn cái nhìn khách quan nhất về hiện tượng trào ngược ở trẻ sơ sinh.

Trào ngược ở trẻ sơ sinh là gì?
Hiện tượng trẻ con bị nôn trớ, ọc sữa sau ăn do sự dịch chuyển ngược chiều của dòng thức ăn từ dạ dày lên thực quản. Thông thường, các bé dưới 1 tuổi thường xảy ra hiện tượng này do sự phát triển chưa toàn diện của hệ tiêu hóa do đó nếu trẻ xảy ra tình trạng này mà vẫn phát triển bình thường thì các bạn không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu khi bé lớn, thường là trên 18 tháng mà hiện tượng này không hết thì các bạn cần cho bé đi khám để đảm bảo an toàn cho bé.

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trào ngược
Có 2 nguyên nhân chính gây nên trào ngược ở trẻ sơ sinh mà các bạn cần chú ý:

  • Thứ nhất, các bộ phận trong cơ thể bé chưa phát triển toàn diện, nhất là hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện và đặc biệt là dạ dày của trẻ nằm ngang hơn so vớ người lớn, nên khi trẻ vừa ăn xong mà cho trẻ nằm ngay trên mặt phẳng ngang thì bé rất dễ bị nôn trớ, ọc sữa.
  • Thứ hai, do các mẹ thường cho con bú sai cách. Các bà mẹ thường chỉ để ý cho con bú thật no chứ không để ý xem tư thế cho con bú thế nào là đúng, mà chính tư thế này lại gây nôn trớ, ọc sữa ở trẻ nhỏ. Nhất là vào buổi đêm các mẹ thường cho con bú trong tư thế nằm nên rất dễ gây nôn trớ, ọc sữa ở trẻ.


3. Dấu hiệu để nhận biết trẻ bị trào ngược dạ dày
Khi trẻ bị trào ngược dạ dày, thường có một số dấu hiệu để nhận biết như:
  • Bé thở khò khè
  • Bé hay bị ho và có các dấu hiệu khó chịu trong người
  • Bé thường bị nôn trớ, ọc sữa sau ăn
  • Bé hay bỏ bữa, bỏ bú
  • Thấy bé chậm lớn


4. Một số cách điều trị trào ngược dạ dày
  • Có một số loai thuốc có thể dùng cho bé bị trào ngược nhưng theo kinh nghiệm của mình thì bạn nên hạn chế sử dụng thuốc cho bé còn nếu bạn muốn sử dụng thì nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ nhé.
  • Sau khi bé ăn xong nên bé thẳng bé từ 20 – 30 phút để thức ăn nhanh tiêu hóa xuống dạ dày
  • Một mẹo trong lúc ăn là các mẹ có thể xoa long bàn chân cho bé và sau khi bé ăn xong có thể vỗ lưng cho trẻ.
  • Để ý tư thế cho bé bú, tốt nhất là các mẹ nên cho bé bú bên trái trước rồi mới chuyển sang bên phải.
  • Các mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn ra cho bé, tránh để bé ăn một bữa quá no.
  • Có một nguyên nhân khiến các bé dễ bị nôn trớ mà ít các mẹ biết đến là thức ăn của trẻ chủ yếu ở dạng lỏng, có trọng lượng nhẹ nên rất dễ bị đẩy ra ngoài. Do đó, các mẹ có thể dùng bột ngũ cốc để làm đặc thức ăn cho trẻ. Tuy nhiên, cách làm này các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì nếu làm như này sẽ làm thay đổi chế độ ăn của trẻ.
  • Cuối cùng, một cách cũng đặc biệt quan trọng chính là nâng cao đầu nôi hoặc sử dụng gối nêm chống trào ngược dạ dày cho bé, cách này giúp nâng cao họng và thực quản cao hơn dạ dày, từ đó thức ăn được giữ lại trong dạ dày mà không bị trào ngược ra ngoài.

Nguồn: gối nêm Hi-Sleep

Bài viết khác cùng Box :