Người bệnh động kinh ngày càng nhiều trong cuộc sống ngày nay. Đáng tiếc rằng, trong đó có đến 50.5% tỉ lệ trẻ em dưới 10 tuổi mắc phải. Các bậc làm cha làm mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu bệnh động kinh ở trẻ em để nhanh chóng xử lý và điều trị.
Bệnh động kinh ở trẻ em là gì?
Bình thường, bộ não trẻ bao gồm nhiều tế bào thần kinh giao tiếp với nhau bằng các tín hiệu điện. Khi một hoặc nhiều các tín hiệu điện bất thường sẽ làm gián đoạn sự kết nối của các tế bào thần kinh. Từ đó, xuất hiện những cơn co giật bất thường gọi là động kinh.

Động kinh là bệnh rối loạn phổ biến nhất của hệ thần kinh, đặc biệt thường xảy ra đối với trẻ em.
Phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của não và những gì xảy ra trong cơn co giật. Động kinh được làm 2 loại chính: động kinh khu trú và động kinh toàn thân.
Dấu hiệu nhận biết bệnh động kinh ở trẻ em
Các triệu chứng lâm sàng của cơn động kinh ở trẻ thường nhất thời và bất chợt, với nhiều biểu hiện đặc trưng:

  • Về vận động: co cứng, run giật, tiết nước bọt,...
  • Về cảm giác: chóng mặt, mờ mắt, ù tai, cảm giác như điện giật,...
  • Về tâm thần: sợ hãi, ảo giác, mất trí,...


Cụ thể hơn đối với từng loại động kinh ở trẻ
Dấu hiệu của cơn động kinh khu trú ở trẻ
Rối loạn thần kinh thực vật: Tăng tiết nước bọt, buồn nôn, nóng người, đái dầm, khó thở, mặt xanh tái,...
Rối loạn vận động: Co giật các ngón tay chân, nửa bên mặt, nửa người nhưng vẫn còn ý thức. Trẻ còn có thể quay đầu, trở mình, giơ tay. Một số trường hợp có thể không nói được, mất giọng.
Rối loạn cảm giác: Cảm giác như bị kim đâm, giật điện, kiến cắn hoặc chóng mặt, ngã nghiêng. Nhiều rối loạn cảm giác xảy ra ở các giác quan trên cơ thể:
Thị giác (nhìn thấy ánh sáng, ngôi sao,...)
Thính giác (nghe thấy tiếng huýt sáo, tiếng ù ù,...),
Khứu giác (nghe mùi lạ, mùi hôi khó chịu)
Vị giác (thấy đắng hoặc chua ở miệng)
Rối loạn tâm thần: Mộng mị, lo âu, sợ hãi, cảm thấy xa lạ, mất khả năng nói,...
Các dấu hiệu phức tạp: Mất ý thức và thực hiện các động tác tự động.
Miệng: tự động nhai, nuốt, liếm,...
Tay: cọ xát, gãi, lục lọi xung quanh,...
Có thể nói một từ hay một câu nào đó.
Dấu hiệu của cơn động kinh toàn bộ ở trẻ
Cơn vắng ý thức: Diễn ra trong giai đoạn ngắn, trẻ nằm bất động kèm theo co giật, mất trương lực tư thế, giãn đồng tử, đái dầm.
Cơn giật cơ: Các động tác giật cơ diễn ra tức thì, trẻ ngã ra nhanh chóng mà không có các dấu hiệu rối loạn ý thức.

Cơn co giật: Đột nhiên co giật hai bên người, tốc độ chậm dần với thời gian dao động khác nhau. Trường hợp này thường gặp khi bị sốt cao.
Cơn tăng trương lực: Co cứng người, có thể diễn ra trong vài giây đến 1 phút, trẻ bị rối loạn ý thức và rối loạn thần kinh thực vật.
Cơn mất trương lực: Giảm và mất trương lực cơ thể, có thể khiến trẻ gấp người lại, gục đầu ra phía trước hoặc ngã xuống, các cơ mềm nhũn.
Cơn lớn: Lúc đầu trẻ sẽ bị mất ý thức, cơ sau bị co cứng và tim đập nhanh, mặt đỏ, có thể cắn vào lưỡi. Lúc sau xuất hiện giật cơ hai bên, khó thở, đau đầu, nhức người.
Khi con em chúng ta có các dấu hiệu nói trên, hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có phương pháp điều trị bệnh động kinh ở trẻ em đúng cách.

Bài viết khác cùng Box :