SONHA AUTO tự hào 20 năm lắp đặt cửa trượt tự động và Tư vấn lắp cổng tự động cho biệt thự số 1 Việt Nam. Các Sản phẩm & Dịch vụ khác về cua tu dong:
- Triển khai Sửa chữa cửa tự động chuyên nghiệp
- Update các tính năng mới của Cửa tự động Nhật Bản - NABCO - Thương hiệu số 1 thế giới
- Cam kết chất lượng sản phẩm Cửa tự động Hàn Quốc - SWICO - Thương hiệu số 1 Hàn Quốc

--------------------------------------------------------

TOP FORUM ĐĂNG KÝ FREE


Diễn đàn làm đẹp --- Rao vặt thái nguyên --- Diễn đàn sức khỏe --- Diễn đàn thời trang --- Diễn đàn nội thất --- Diễn đàn vật liệu xây dựng --- Diễn đàn thiết bị xây dựng --- Diễn đàn xây dựng--- Diễn đàn máy móc--- Diễn đàn máy miền bắc


Hiện kết quả từ 1 tới 1 của 1

Chủ đề: Bị đau xương khớp uống thuốc gì nhanh khỏi?

  1. #1

    Tham gia ngày
    Oct 2015
    Yahoo : konmeotrang0607_k0ol_9x@yahoo.com
    Bài gửi
    53
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Bị đau xương khớp uống thuốc gì nhanh khỏi?

    ID topic : 96870    Ngày gửi : 01-25-2021 10:11 AM 

    Tình trạng đau nhức xương khớp ảnh hưởng tới hàng triệu người mỗi năm. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng đáng tiếc. Vậy đây có thể là triệu chứng của những căn bệnh nào?



    Nhận biết dấu hiệu đau xương khớp

    Các cơn đau nhức cơ xương khớp thường có đặc điểm là:

    • Cơn đau sâu, âm ỉ;
    • Có thể đau cục bộ tại một khớp hoặc đau lan tỏa ra nhiều khớp;
    • Mức độ đau từ nhẹ tới nặng;
    • Cơn đau cấp tính xảy ra đột ngột hoặc đau mãn tính trong một thời gian dài;
    • Các cơn đau đôi khi có thể đến từ các cấu trúc bên ngoài khớp, như: dây chằng, gân, cơ bắp,...


    Ngoài ra, bạn có thể gặp thêm các triệu chứng khác như:
    • Cứng khớp
    • Sưng, đỏ và nóng khớp
    • Biến dạng khớp
    • Đi khệp khiễng
    • Mệt mỏi
    • Sút cân không rõ nguyên nhân
    • Tê, nóng rát hoặc yếu cơ
    • .v.v.


    Xem thêm: Nhận biết sớm các triệu chứng đau khớp

    Đau nhức xương khớp thường xuất hiện ở những người cao tuổi (trên 45 tuổi, đặc biệt là sau 60 tuổi). Tuy nhiên nó cũng có thể xuất hiện ở những người trẻ bị béo phì, ít vận động, ngồi sai tư thế,...


    Đau nhức xương khớp là một triệu chứng phổ biến của hơn 200 loại bệnh xương khớp khác nhau (Ảnh minh họa)

    Đau nhức xương khớp - Dấu hiệu bệnh gì?

    Đau nhức xương khớp hay bị hiểu lầm đơn thuần là bệnh khớp hay bệnh xương, tuy nhiên không phải như vậy, đau nhức xương khớp là một triệu chứng phổ biến của hơn 200 loại bệnh xương khớp khác nhau.

    Dưới đây là một số tình trạng thường gặp.

    Thoái hóa khớp

    Thoái hóa khớp là căn bệnh mãn tính, xảy ra khi các sụn khớp bảo vệ đầu xương bị hao mòn theo thời gian, kèm theo đó tình trạng giảm dịch nhày bôi trơn giữa các khớp. Đây là dạng viêm khớp phổ biến nhất, ảnh hưởng tới hàng triệu người trên thế giới.

    Thoái hóa khớp thường xảy ra ở khớp tay, khớp đầu gối, hông và cột sống.

    Viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp cũng là một dạng viêm khớp phổ biến khác. Đây là một bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể, đặc biệt là niêm mạc khớp. Điều này dẫn đến tình trạng sưng đau, theo thời gian khớp có thể bị xói mòn và biến dạng, ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hằng ngày.

    Ngoài làm tổn thương hệ khớp, căn bệnh này còn làm tổn thương đến toàn bộ hệ thống cơ thể, như: da, mắt, phổi, mạch máu,...

    Chấn thương khớp

    Chấn thương khớp là kết quả của một tai nạn (khi chơi thể thao, tai nạn giao thông), một hoạt động quá sức (lao động vất vả, chuyển động lặp đi lặp lại do tính chất công việc), hay đơn giản chỉ là hao mòn do lão hóa theo thời gian. Chấn thương khớp có thể dao động từ bong gân đến gãy xương và trật khớp.

    Hiện tượng thường xảy ra ở đầu gối, mắt cá chân, cổ tay, vai và khuỷu tay.

    Đau thần kinh tọa

    Dây thần kinh tọa là một thần kinh hông to, dài nhất cơ thể, đi từ phía dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Có 2 dây thần kinh tọa ở 2 bên trái phải để điều khiển từng bên tưng ứng.

    Đau dây thần kinh tọa là chính là đau theo lộ trình đi của thần kinh tọa: đau từ cột sống thắt lưng, lan tới mặt ngoài đùi, mắt trước cẳng chân, mắt cá ngoài và tận các ngón chân.

    Đau thần kinh tọa thường xảy ra khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, hẹp cột sống.



    Thoát vị đĩa đệm

    Cột sống của chúng ta được cấu tạo thành từ một loạt các đốt sống xếp chồng lên nhau. Những đốt này được đệm bởi các đĩa (gọi là đĩa đệm). Mỗi đĩa đệm gồm 2 phần: phần bên trong mềm, gọi là nhân nhầy và phần vòng cứng bên ngoài.

    Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí bình thường của nó, hay nói cách khác là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường. Điều này gây ra đau đớn, khó chịu, hoặc khiến bạn bị tê đau dọc theo dây thần kinh bị ảnh hưởng.

    Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng hoặc thoát vị đĩa đệm mất nước, thoát vị đĩa đệm đa tầng,...Đau nhức xương khớp - Dấu hiệu bệnh gì?
    Đau nhức xương khớp hay bị hiểu lầm đơn thuần là bệnh khớp hay bệnh xương, tuy nhiên không phải như vậy, đau nhức xương khớp là một triệu chứng phổ biến của hơn 200 loại bệnh xương khớp khác nhau.

    Đau nhức xương khớp có phải là tình trạng nguy hiểm?

    Như ta đã biết ở trên, đau nhức xương khớp chỉ là triệu chứng, và nó là triệu chứng của nhiều bệnh cơ xương khớp khác nhau. Vì thế, để biết hiện tượng đau nhức xương khớp có nguy hiểm hay không, còn phải tùy thuộc vào vấn đề mà bạn gặp phải.

    Nhưng nhìn chung, bệnh xương khớp là bệnh có chiều hướng xấu đi theo thời gian, nếu không điều trị đúng, có thể gây ra một số biến chứng như:
    • Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, công việc và đời sống xã hội có thể bị ảnh hưởng;
    • Di chuyển khó khăn do khớp bị hạn chế vận động, có thể dẫn đến bị cô lập xã hội, sinh hoạt thường ngày trở nên khó khăn;
    • Các cơn đau nhức diễn ra thường xuyên có thể làm giảm tâm trạng, thậm chí là lo lắng, trầm cảm;



    Bệnh xương khớp là bệnh có chiều hướng xấu đi theo thời gian, nếu không điều trị đúng, có thể gây ra một số biến chứng (Ảnh minh họa)

    Vì thế, lời khuyên của chúng tôi khi bạn gặp hiện tượng đau nhức xương khớp, đau các khớp hay đau nhức trong xương là:
    • Nên đi khám ngay nếu bị chấn thương khớp, khớp biến dạng hay gặp cơn đau khớp dữ dội;
    • Nên theo dõi triệu chứng và lên lịch hẹn với bác sĩ nếu cơn đau nhức diễn ra vài ngày;
    • Nên sớm đi khám nếu không thể di chuyển một khớp nào đó.


    Ngoài ra, nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh xương khớp, bạn cũng nên theo dõi và đi khám nếu có triệu chứng:

    • Gia đình có người bị viêm khớp;
    • Tính chất công việc phải sử dụng tay, chân kéo dài, lặp đi lặp lại;
    • Làm các công việc thủ công;
    • Thừa cân;
    • Tiền sử chấn thương ở khớp.


    Trong quá trình thăm khám, bạn nên tuân thủ đúng theo các yêu cầu của bác sĩ (phối hợp trong các bài kiểm tra, xét nghiệm; trả lời càng chính xác càng tốt các câu hỏi,...)

    Điều trị

    Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào căn bệnh mà bạn gặp phải. Tuy nhiên có một vài phương pháp điều trị cơ bản như sau.

    Điều trị không dùng thuốc

    Đây là các phương pháp điều trị tại nhà, thường áp dụng với các tình trạng đau nhẹ hoặc sau khi kiểm soát cơn đau bằng các phương pháp khác, thực hiện các phương pháp này để quản lý bệnh, ngăn ngừa tái phát.

    Dưới đây là một số phương pháp điều trị không dùng thuốc cho bệnh lý đau xương khớp:

    Cho khớp nghỉ ngơi
    Chườm nón
    • g hoặc lạnh
    • Đeo nẹp khớp.
    • Bảo vệ khớp
    • Tuân chế độ ăn uống lành mạnh
    • Sử dụng các sản phẩm bổ sung, như TPBVSK Khương Thảo Đan.



    Bơi lội là môn thể thao rất tốt với bệnh nhân bị đau xương khớp (Ảnh minh họa)

    Liệu pháp dược lý

    Có nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị đau nhức xương khớp, bao gồm cả kê đơn và không kê đơn.

    Một số loại thường được sử dụng để giảm đau, chống viêm là:

    • Paracetamol
    • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
    • Opioids
    • Thuốc chống trầm cảm
    • Thuốc giãn cơ
    • Các loại thuốc bôi, kem gel giảm đau tại chỗ
    • Các loại thuốc tiêm khớp
    • .v.v.


    Vật lý trị liệu

    Phương pháp này có thể được chỉ định như một liệu pháp bổ sung hoặc là phương pháp điều trị độc lập cho đau xương khớp. Trong chứng đau khớp, vật lý trị liệu sẽ giúp:

    • Cải thiện khả năng vận động và phục hồi việc sử dụng các khớp bị ảnh hưởng.
    • Tăng sức mạnh cơ bắp để hỗ trợ các khớp.
    • Duy trì thể lực.
    • Bảo toàn khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.


    Phẫu thuật

    Đây thường là lựa chọn điều trị cuối cùng khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả; hoặc trong một số trường hợp cụ thể, bạn cần phải phẫu thuật để sắp xếp lại xương.

    Một số phương pháp phẫu thuật cho đau nhức xương khớp là:

    1. Phẫu thuật cắt xương
    2. Phẫu thuật thay khớp
    3. Phẫu thuật nội soi
    4. Phẫu thuật tái tạo bề mặt khớp


    Kết luận
    Đau nhức xương khớp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhiên, nhiều trong số đó có thể là những căn bệnh nguy hiểm, tiến triển theo thời gian nếu không điều trị. Vì thế, bạn nên sớm đi khám nếu gặp tình trạng này dai dẳng hoặc đã tự chăm sóc tại nhà mà bệnh không thuyên giảm.

    Nguồn bài viết: https://baovexuongkhop.vn/dau-nhuc-xuong-khop-2615/

    Bài viết khác cùng Box :




    Tags:

    Lần sửa cuối bởi tuanlinh0607; 01-25-2021 lúc 10:16 AM

Chi tiết chủ đề

Người dùng duyệt chủ đề

Hiện tại có 1 người đang xem chủ đề này. (Gồm có 0 Thành viên và 1 Khách)

Diễn đàn sức khỏe việt nam Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •  
Lưu ý: Thông tin trên Diễn đàn Suckhoetoday.com chỉ có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng.Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Website đang chạy phiên bản thử nghiệm chờ xin giấy phép của Bộ Thông Tin và Truyền Thông.

Chúng tôi không chịu trách nhiệm trên các quảng cáo của người dùng đăng tải trên diễn đàn. Các trường hợp vi phạm, chúng tôi sẽ tiến hành xử lý xóa bỏ ngay lập tức.
Nếu bạn nhận thấy quảng cáo vi phạm, xin vui lòng gởi thông báo cho chúng tôi, xin cám ơn!.