Hẹp môn vị là một bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đường tiêu hóa, bệnh gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh như nôn ói, đầy bụng, chướng bụng…Triệu chứng thường gặp ở người bệnh là: nôn ói, cơn đau do co thắt dạ dày, mất nước, sụt cân.



Hẹp môn vị là gì?

Môn vị nằm ở cuối dạ dày chỗ tiếp nối với hành tá tràng. Môn vị là bộ phận như một van cơ bắp giữ thức ăn trong dạ dày cho đến khi thức ăn sẵn sàng để được chuyển xuống ruột non và tiếp tục quá trình tiêu hóa. Hẹp môn vị là hội chứng với biểu hiện chung là tình trạng lưu thông thức ăn, dịch dạ dày xuống tá tràng bị cản trở hoặc đình trệ hoàn toàn. Cụ thể, hiện tượng thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày không xuống ruột được hoặc xuống rất hạn chế.

Nguyên nhân hẹp môn vị dạ dày

Yếu tố di truyền: trong gia đình có người thân là bố mẹ hay ông bà bị bệnh lý này, thì thể hệ sau trong gia đình đó có nguy cơ cao mắc bệnh hẹp môn vị. Điều này dẫn đến hẹp môn vị trẻ sơ sinh, dù các bé còn rất nhỏ nhưng đã phải trải qua những triệu chứng bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Do bệnh lý nền viêm loét dạ dày - tá tràng gây ra: Một số trường hợp do viêm, loét tá tràng, đặc biệt là loét dạ dày - tá tràng, hoặc loét bờ cong nhỏ gần môn vị đã lâu ngày làm cho tổ chức của tá tràng bị xơ hóa, co kéo gây chít hẹp môn vị (loét hành tá tràng xơ chai)Nguyên nhân ác tính - bệnh ung thư môn vị hành tá tràng: ung thư hang vị dạ dày, loét hoặc khối u sùi, cùng với thành dạ dày bị thâm nhiễm cộm lên làm hẹp lòng hang vị gây hẹp môn vị. Trường hợp này, hẹp môn vị diễn ra từ từ, ngày càng hẹp dần theo sự phát triển của khối ung thư. Polyp ở môn vị hay gần môn vị tụt xuống lòng môn vị gây hẹp.

Xem thêm: Cách phòng tránh bệnh dạ dày

Hẹp môn vị dạ dày và những dấu hiệu nhận biết

Giai đoạn đầu: Người bị bệnh thường có cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Cảm giác đầy bụng càng rõ ràng sau khi ăn và xuất hiện chủ yếu ở vùng thượng vị dạ dày. Những biểu hiện này khá tương đồng với rối loạn tiêu hóa, có thể gây nhầm lẫn. Lâu dần, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng buồn nôn hoặc nôn, ăn nhanh no và dễ bị sụt cân. Không chỉ vậy, triệu chứng hẹp môn vị giai đoạn đầu còn là những cơn đau âm ỉ quanh rốn, cơn đau nặng hơn, dữ dội hơn khi ăn xong. Giai đoạn nặng: Lúc này các triệu chứng ngày càng trở nên trầm trọng hơn, làm quá trình tiêu hóa bị ngưng trệ. Cảm giác đầy hơi, chướng bụng xuất hiện thường trực, có khi trước bữa ăn vài tiếng. Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, tức ách ở bụng. Kèm theo đó là cơn đau kéo dài, cách bữa ăn cả vài tiếng, khiến người bệnh không muốn ăn, mất khẩu vị, dẫn đến sụt cân nếu bệnh tình tiếp tục kéo dài và không điều trị hiệu quả. Ngoài ra, ở giai đoạn này, người bị hẹp môn vị còn có thể bị nôn. Ngoài những biểu hiện lâm sàng kể trên, các bác sĩ còn thực hiện chụp X quang để đánh giá tình trạng bên trong dạ dày của người bệnh.

Mức độ nguy hiểm của bệnh hẹp môn vị dạ dày

Nếu có các triệu chứng bất thường như: nôn mửa (nôn vọt, thường xuyên nôn sau khi ăn, có thể chất nôn lẫn máu), biểu hiện mất nước, dễ cáu kỉnh, tiểu tiện ít... Trước 6 giờ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị. Nếu để muộn sẽ gây một số biến chứng nguy hiểm như kích thích dạ dày gây chảy máu, mất nước và mất cân bằng chất điện giải,... Thậm chí có thể tử vong.

Cách phòng tránh hẹp môn vị

Thói quen ăn uống: ăn đúng bữa, đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ, không nên ăn quá no. Nói không với các loại đồ uống có cồn (rượu, bia…), đồ uống có gas. Không ăn các loại đồ ăn có tính axit cao như đồ ăn muối chua.

Hy vọng rằng những thông tin Dạ dày Vitos chia sẻ trên đây sẽ giúp người đọc hiểu hơn về hẹp môn vị dạ dày nói chung và hẹp môn vị trẻ sơ sinh nói riêng. Bệnh lý này hoàn toàn có thể chữa được, hãy tự chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân trước khi quá muộn.


Bài viết khác cùng Box :