Viêm mũi dị ứng không phải là bệnh lý nguy hiểm. Nhưng khi dấu hiệu viêm mũi dị ứng tiến triển thành mạn tính có thể gây ra nhiều biến chứng xấu cho sức khỏe, bệnh đặc biệt nguy hiểm với bệnh nhân hen suyễn.

Viêm mũi dị ứng là bệnh gì?

Bệnh viêm mũi dị ứng còn gọi là sốt cỏ khô, do những triệu chứng có bệnh có đặc trưng giống như cảm lạnh nhưng bùng phát trong thời gian ngắn. Bệnh viêm mũi dị ứng không phải do virus gây ra mà do người bệnh có cơ địa dị ứng với các dị nguyên trong nhà. Chủ yếu bệnh nhân thường kích ứng với phấn hoa, mạt bụi hoặc lông chó, mèo, bông sợi trong quần áo…


Mọi người thường phải đối mặt với một số dấu hiệu viêm mũi dị ứng chính như bị sổ mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, hắt hơi liên tục và tăng áp lực xoang. Mặc dù không nguy hiểm nhưng viêm mũi dị ứng gây ra phiền phức và mệt mỏi. Triệu chứng lâm sàng kể trên là hậu quả của sự giải phóng ngay lập tức những hóa chất trung gian (không hạt) của các tế bào trong niêm mạc mũi và vòm họng.

Các loại phấn hoa nào thường gây dị ứng phấn hoa

Phấn hoa có rất nhiều loại, tuy nhiên để dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng phấn hoa là do tình trạng cơ địa của mỗi người. Có rất nhiều loại phấn hoa thường gặp như:
– Dị ứng hoa anh đào: Loài hoa này thường nở vào mùa xuân, một cây có thể tạo ra hàng triệu hạt phấn hoa. Hoa anh đào thường có ở Nhật Bản, mỗi năm có hàng nghìn người gặp phải tình trạng này – Dị ứng phấn hoa cỏ: Phấn hoa của cây cỏ thường xuất hiện vào những tháng của mùa hè và gây nên những triệu chứng dị ứng nghiêm trọng. Nên khi đến mùa hoa nở, các bạn nên chú ý đeo khẩu trang hoặc chủ động hít phải phấn hoa nhé. – Dị ứng phấn hoa cỏ dại: Những loại hoa dại thường nở rộ và cho phấn vào dịp cuối mùa xuân hoặc cuối mùa thu. Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu từng vùng miền mà có các loại hoa khác nhau cũng như các đặc điểm khác nhau. Bạn cũng nên chú ý bảo vệ hệ thống hô hấp khi các hoa nở nhé.
Phải làm gì khi bị viêm mũi dị ứng phấn hoa?

Khi gặp những triệu chứng đầu tiên của dị ứng phấn hoa, điều bạn cần làm đầu tiên là tránh các tác nhân dị ứng. Bạn có thể giảm thiểu việc tiếp xúc với phấn hoa bằng các cách:
– Ở trong nhà hoặc trong các môi trường không có phấn hoa– Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc phải tiếp xúc với loại phấn hoa. – Đóng cửa sổ, cửa chính để hạn chế phấn hoa vào trong phòng.– Nên tập thể dục và có chế độ ăn uống hợp lý để tăng sức đề kháng, hạn chế tình trạng viêm mũi dị ứng. – Sử dụng trà thảo dược như: cây tầm ma, cỏ ba lá đỏ hoặc cây kế sữa. Những loại trà này có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, hỗ trợ điều trị dị ứng phấn hoa. – Dùng nước muối vệ sinh mũi: Nước muối có tác dụng làm sạch và loại bỏ bụi bẩn có trong khoang mũi, vi khuẩn hoặc phấn hoa trong hốc mũi, giúp giảm nhanh tình trạng dị ứng.

Xem thêm bài viết: https://thuocchon.vn/chua-viem-mui-d...gian-hieu-qua/


Bài viết khác cùng Box :