Viêm xoang không chỉ tấn công người trưởng thành mà cả trẻ em. Mùa nào trẻ cũng có thể bị viêm xoang, nhưng mùa đông tỉ lệ trẻ bị viêm xoang thường cao hơn các mùa khác.

MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG

Viêm xoang
Trẻ bị viêm xoang
Xoang là hệ thống rỗng, ở người lớn bao gồm các xoang hàm, xoang trán, xoang sàng và xoang bướm. Ở trẻ khi mới sinh ra thì đã có sẵn xoang hàm (nằm phía sau má) và xoang sàng (nằm giữa hai hố mắt). Càng lớn lên các xoang khác cũng phát triển dần theo năm tháng. Ở trẻ triệu chứng viêm xoang cấp khá nghèo nàn, dễ nhầm với viêm đường hô hấp vì vậy khó chuẩn đoán hơn rất nhiều so với viêm xoang ở người trưởng thành. Trẻ có sốt nhẹ, chảy nước mũi, đặc biệt lưu ý ở trẻ có tiền sử chẩn đoán viêm V.A (vegetation adenoide) hoặc viêm mũi, họng kéo dài từ một tới vài tuần. Trẻ ho, hắt hơi, đôi khi buồn nôn hoặc nôn. Đối tượng thương bị đau đầu, nhất là trẻ lớn hơn đã có nhận thức, với trẻ nhỏ thường thấy biểu hiện quấy khóc nhiều, ít chịu chơi, mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ.

Nếu viêm xoang cấp mà không phát hiện và không được chữa trị tích cực, bệnh sẽ trở thành mãn tính. Khi ấy các triệu chứng sốt nhẹ, ho và chảy nước mũi, đau đầu và nghẹn mũi kéo dài hơn. Đau đầu có thể xảy ra nhiều hơn mỗi khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là áp thấp nhiệt đới, mùa lạnh bệnh sẽ tái phát nhiều lần.

Để chẩn đoán viêm xoang ở trẻ em, ngoài khám lâm sàng, nếu cơ sở y tể có đủ điều kiện phòng xét nghiệm vi sinh thì dịch họng của trẻ sẽ được nuôi cấy để xác định loại vi khuẩn, vi nấm và trên cơ sở đó sẽ tiến hành kỹ thuật kháng sinh đồ để tìm loại kháng sinh thích hợp điều trị. Nếu làm được như vậy thì chắc chắn bệnh của trẻ chóng khỏi và ít khi trở thành viêm xoang mạn tính (trừ viêm xoang do cơ địa di ứng). Trong trường hợp cần thiết trẻ sẽ được chụp xoang (Hirtz – Blondeau) hoặc chụp cắt lớp vi tính (Computerized Tomography = CT), để nắm rõ về tình trạng các xoang của trẻ và các vị trí tổn thương cụ thể của xiang. Chụp CT là phương pháp chụp X quang thông thường (Hirtz – Blondaeu). Tuy nhiên không phải bất kỳ cháu nào nghi viêm xoang cũng chụp cắt lớp vi tính mà đa số các trường hợp được chỉ định chụp X quang thông thường cũng giúp cho thầy thuốc có đủ thông tin cần thiết để chẩn đoán bệnh.

Viêm xoang ở trẻ em nếu không được điều trị đúng cũng có thể gây nên một số biến chứng, có loại biến chứng rất nguy hiểm. Một loại biến chứng hay gặp nhất là đay nhức đầu và những khó chịu khác như luôn có cảm giác chất nhầy chảy ra phía sau thành họng. Một số biến chứng nguy hiểm tuy ít gặp như viêm mắt làm cho trẻ sụp mi, giảm cảm giác giác mạc tạo nên hội chứng đỉnh ở mắt gây đau dữ dội. Cũng có trường hợp tạo thành huyết khối trong các xoang hang nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây mù mắt. Tỉ lệ biến chứng viêm màng não, áp xe não, viêm xương tuy rất thấp, nhưng cũng nên lưu ý.

MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân hay gặp nhất của viêm xoang nói chung và trẻ em nói riêng là do vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là vi khuẩn mà xuất phát từ các ổ viêm ở mũi, họng, VA đi ngược lên. Bởi vì ngay cả lúc bình thường ở hệ thống đường hô hấp của trẻ cũng có một số vi khuẩn ký sinh ở đó như Hemophilus influenza, Streptococcus pneumoniae, liên cầu nhóm A (S. Pyogenes), Staphylococus (S. Aureus, S. epidermidis, S. saprophyticus),… Những vi khuẩn này bình thường không gây bệnh, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng bị suy giảm hoặc đang mắc một số bệnh nhiễm trùng nào đó (cúm, sởi, viêm mũi, họng, viêm phế quản) hoặc trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng thì chúng trỗi dậy và gây bệnh (đó là vi khuẩn gây bệnh cơ hội). Ngoài ra những yếu tố thuận lợi trong viêm xoang ở trẻ mùa lạnh là thời tiết thay đổi, trẻ thường mắc một số bệnh về đường hô hấp, còi xương suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu hoặc cơ địa dị ứng. Với các trẻ bị dị ứng như chàm (egzema), hen phế quản, mề đay, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc cũng rất dễ mắc bệnh viêm xoang (viêm xoang dị ứng) trong mùa lạnh.

PHÒNG BỆNH

Khi nghi trẻ bị viêm xoang hay nói đúng hơn có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh về tai, mũi, họng… cần đưa trẻ đi khám, tốt nhất là bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng. Cần điều trị tích cực, trường hợp trẻ được chẩn đoán viêm xoang. Không tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ, khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Đề phòng bệnh viêm xoang cho trẻ thì mùa lạnh, cân mặc ấm ngay cả ở trong nhà, trong lớp học. Khi ra đường cần phải mặc thật ấm, có găng tay, bít tất, mũ ấm, khăm quàng cổ và khẩu trang. Mùa lạnh khi tắm cho trẻ phải có nước ấm, tránh hơi gió lùa, tắm xong phải lau người thật khô và mặc nhanh quần áo ấm. Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ hằng ngày và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch mũi. Đây là một việc làm thường xuyên của các bà mẹ, các cô nuôi dạy trẻ, cô bảo mẫu. Việc làm này tuy đơn giản nhưng rất có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh về tai, mũi, họng, xoang.

tudienthuoctay.com

Bài viết khác cùng Box :