Bệnh hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, là căn bệnh gây mãn tính đường thở, dẫn đến các triệu chứng ho khan kèm theo có đờm, thở khò khè, khó thở ở người bệnh. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được dùng thuốc kịp thời khi người bệnh lên cơn hen. Nhiều người thắc mắc: bệnh hen suyễn có di truyền không? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn

Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra bệnh hen suyễn, nhưng chủ yếu là những nguyên nhân chính sau đây:

– Do sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi thường xuyên.

– Do cảm xúc quá hưng phấn hay căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, nguy cơ mắc bệnh hen suyễn sẽ cao hơn.

– Do cơ địa yếu dễ bị các tác nhân có hại xâm nhập như: Ô nhiễm môi trường, khói bụi, khói thuốc lá…

– Có tiền sử mắc các bệnh viêm mũi dị ứng, nổi mề đay… thì dễ mắc bệnh hen suyễn hơn.

– Do gia đình có người mắc bệnh: Hiện tại chưa có minh chứng về về bệnh hen suyễn có di truyền, nhưng thông thường những đứa trẻ sinh ra trong gia đình có bố mẹ bị hen suyễn thì tỷ lệ mắc bệnh này sẽ cao hơn những đứa trẻ khác. Đây cũng chính là thắc mắc của nhiều người về việc bệnh hen suyễn có di truyền không?


Chuyên gia lý giải: bệnh hen suyễn có di truyền không?

Bệnh hen suyễn là căn bệnh mãn tính đường thở, xảy ra chủ yếu ở phế quản và các tiểu phế quản. Cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào công bố về việc: Bệnh hen suyễn là do di truyền. Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia và bác sĩ chỉ đưa ra được những kết luận dưới đây để một lần nữa trả lời cho câu hỏi “bệnh hen suyễn có di truyền không”

1. Yếu tố gia đình có ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn

Không phải tất cả những trẻ được sinh ra trong những gia đình có bố, mẹ bị hen đều mắc bệnh hen suyễn. Nhưng, thực tế cho thấy, có rất nhiều gia đình mà bố mẹ bị hen suyễn con cũng mắc bệnh. Những đứa trẻ được sinh ra trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh hen suyễn sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn bình thường, tỷ lệ chiếm khoảng 30%. còn nếu cả bố và mẹ đều bị hen suyễn thì tỷ lệ con mắc bệnh là 50%.

Như vậy không thể khẳng định hoàn toàn được bệnh hen suyễn là do di truyền.

2. Cơ địa và môi trường sống có ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn phụ thuộc vào cơ địa và môi trường sống của từng người. Những người có cơ địa dễ dị ứng khi tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như:

+ Lông động vật: chó, mèo, thỏ…
+ Khói, bụi: thuốc lá, khói than, phấn hoa, hóa chất, xăng dầu…
+ Thực phẩm gây dị ứng: cá, tôm, sữa, nhộng tằm…
+ Môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh hen suyễn​

Đây đều là những tác nhân rất dễ gây ra bệnh hen suyễn hoặc khiến bệnh trở nên nặng hơn nếu tiếp xúc trực tiếp.

3. Từ nhỏ mắc bệnh không chữa triệt để dễ dẫn đến bệnh hen suyễn

Hầu hết những đứa trẻ bị hen suyễn khi còn nhỏ sẽ phải chung sống suốt đời với căn bệnh này. Chỉ có khoảng ¼ số trẻ bị hen suyễn trong số này mắc bệnh hen suyễn lớn lên sẽ khỏi hẳn. Khi trưởng thành, cơn hen có thể tái phát khi gặp những điều kiện thuận lợi và tác nhân gây bệnh.

Từ những yếu tố trên cho thấy, mặc dù không phải là tất cả, nhưng những người sinh ra trong gia đình có bố mẹ bị bệnh hen suyễn, cơ địa dễ dị ứng, thường xuyên sống trong môi trường ô nhiễm, từ nhỏ mắc bệnh hen suyễn mà chữa chưa khỏi triệt để thì dễ mắc bệnh hen suyễn hơn.

Hiện nay, chưa có kết luận khẳng định nào của giới y học về bệnh hen suyễn là do di truyền, tuy nhiên như đã nói ở trên, bệnh có liên quan đến yếu tố gen di truyền.

Cách phòng tránh bệnh hen suyễn

Tùy từng đối tượng và độ tuổi bị bệnh sẽ có cách phòng tránh và đưa ra các cách chữa hen suyễn triệt để khác nhau. Đặc biệt với phụ nữ mang thai và cho con bú. Cách phòng tránh bệnh hen suyễn bao gồm:

+ Luôn giữ gìn vệ sinh nhà ở và môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng đãng, tránh để ẩm mốc, khói bụi và ô nhiễm diễn ra thường xuyên vì sẽ làm ảnh hưởng đến bầu không khí để thở, dễ mắc bệnh hen suyễn.

+ Hạn chế và thận trọng khi tiếp xúc với lông động vật như: chó, mèo… vì nếu hít phải lông từ những thú cưng này sẽ khiến cơn hen gia tăng và mắc bệnh.

+ Giữ gìn sức khỏe, bảo vệ mũi họng mỗi khi thời tiết thay đổi, để tránh mắc các bệnh về hô hấp.

+ Nếu đã bị các bệnh ho, cúm, viêm họng nên chữa trị khỏi để tránh biến chứng thành những bệnh nặng hơn trong đó có hen suyễn.

+ Nên kiêng những món ăn có tính chất dễ dị ứng như: tôm, cua, cá…

+ Nếu phụ nữ có ý định mang thai thì không nên hút thuốc lá và tránh khỏi thuốc lá, trong 6 tháng đầu nên nuôi trẻ hoàn toàn bằng Sữa mẹ để tăng sức đề kháng cho trẻ đỡ mắc phải bệnh hen suyễn. Không để mẹ bầu và trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc lá.

Những thông tin từ bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi: Bệnh hen suyễn có di truyền không? Hi vọng giúp ích cho bạn và người thân trong việc tìm hiểu về bệnh hen suyễn và cách phòng tránh bệnh. Nếu có những triệu chứng về bệnh hen suyễn bạn nên đến phòng khám chuyên khoa hô hấp của Bệnh viện để khám và tìm phương pháp chữa kịp thời nhé.


Bài viết khác cùng Box :