Một số thực phẩm có thể giúp khử bỏ mùi hôi miệng và cải thiện hơi thở một cách tự nhiên. Ngược lại cũng có không ít đồ ăn, thức uống lại làm tăng nặng tình trạng này. Vậy bị hôi miệng nên ăn gì và không nên ăn gì? Hãy theo dõi những khuyến cáo dưới đây để xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống khoa học, giúp hơi thở thơm tho hơn.

Bị hôi miệng nên ăn gì?
Hôi miệng là vấn đề rất nhiều người đang gặp phải. Tình trạng này xảy ra khi hơi thở và khoang miệng, thậm chí là nước bọt có mùi hôi khó chịu. Bên cạnh thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ thì chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hôi miệng.

Để cải thiện tình trạng này, bạn cần tránh sử dụng các thực phẩm gây mùi ra khỏi thực đơn. Thay vào đó, hãy ưu tiên sử dụng những thức ăn có khả năng khử mùi, diệt khuẩn tự nhiên giúp hơi thở thơm mát tự nhiên. Vậy bị hôi miệng nên ăn gì?

Các thực phẩm tốt nhất cho người bị hôi miệng bao gồm:

1. Mật ong giảm hôi miệng
Mật ong vừa là thực phẩm, nguyên liệu làm đẹp, vừa là vị thuốc chữa hôi miệng tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Chứa thành phần vitamin C, E dồi dào, nguyên liệu này có tác dụng chống oxy hóa, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mùi.
Xem thêm: Nha khoa sunshine
2. Cải thiện hơi thở có mùi bằng gừng
Khi chế biến thức ăn cho người bị hôi miệng, bạn không nên bỏ qua gừng. Loại gia vị này thường được thêm vào món cá hay hải sản mục đích khử bỏ mùi tanh của chúng. Tương tự, gừng cũng giúp cải thiện hơi thở có mùi hiệu quả.

3. Hôi miệng nên ăn dầu dừa, dầu ô liu
Dầu dừa và dầu oliu là những chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe tim mạch. Các thành phần vitamin E, omega 3 cùng các dưỡng chất được tìm thấy trong các loại dầu này còn có khả năng chống viêm, sát khuẩn, bảo vệ niêm mạc miệng, qua đó hỗ trợ giảm nhẹ mùi hôi cho khoang miệng của bạn.

4. Giấm táo chống viêm, khử mùi hôi miệng
Uống một ly giấm táo pha mật ong vào mỗi buổi sáng không chỉ giúp thúc đẩy tiêu hóa, làm sạch đường ruột mà còn có tác dụng sát trùng khoang miệng, ngăn ngừa mùi hôi phát sinh suốt cả ngày dài. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng giấm táo để khử mùi hôi miệng bằng cách dùng nguyên liệu này trộn salad hay thường xuyên chế biến các món ăn khác.

5. Cần tây
Rau cần tây chính là gợi ý tiếp theo cho thắc mắc “hôi miệng nên ăn gì?”. Thực phẩm này bổ sung nhiều chất xơ có tác dụng làm sạch mảng bám và các mảnh thức ăn bám dính trong răng, đồng thời khử mùi hôi, kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh hơn để làm sạch khoang miệng, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, kích thích vị giác cho người bệnh.
6. Trái cây có múi chống hôi miệng
Bao gồm:

Cam
Quít
Bưởi
Chanh…
Các loại trái cây có múi đều chứa nguồn vitamin C và chất xơ phong phú. Chúng có tác dụng sát trùng, làm tăng tiết nước bọt để khoang miệng luôn sạch sẽ, giữ hơi thở luôn thơm mát tự nhiên, đồng thời giảm nguy cơ bị nhiễm trùng miệng.

7. Rau thì là
Cây thì là là loại rau gia vị đặc trưng, không thể thiếu trong nhiều món ăn. Đây cũng là thực phẩm tốt cho người bị hôi miệng. Ngoài tác dụng khử mùi, rau thì là còn có tác dụng sát khuẩn, cải thiện các chứng nhiễm trùng trong khoang miệng như viêm nướu, áp xe răng, sâu răng.

8. Trà xanh
Trà xanh được xem là khắc tinh của hôi miệng. Thực phẩm này đặc biệt chứa nhiều chất chống oxy hóa là EGCG và flavonoid. Chúng có tác dụng tích cực trong việc kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, làm sạch khoang miệng, bảo vệ niêm mạc.

9. Bị hôi miệng nên ăn gì? – Rau ngò gai
Rau ngò gai (hay mùi tàu) chính là gợi ý hữu ích tiếp theo cho thực đơn của người bị hôi miệng. Ngoài tinh dầu thơm, lá cây còn bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng diệt khuẩn, khắc phục mùi hôi cho hơi thở một cách tự nhiên, đồng thời cải thiện vị giác, làm tăng tiết nước bọt, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

10. Sữa chua khử mùi hôi miệng
Người bị hôi miệng nên duy trì thói quen ăn 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày. Thực phẩm này chứa nhiều axit lactic nên có khả năng làm sạch mảng bám răng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và khử mùi hôi miệng khó chịu.
11. Quả táo
Táo chứa nhiều chất xơ. Thực phẩm này không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà còn làm tăng lực ma sát với răng trong quá trình nhai. Điều này khiến các mảnh thức ăn dư thừa và mảng bám được loại bỏ, qua đó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mùi và mang đến cho bạn hơi thở thơm tho hơn.

12. Húng quế
Cuối cùng, khi nhắc đến thắc mắc “hôi miệng nên ăn gì?”, chúng ta cần đề cập đến húng quế. Loại rau thơm này chứa thành phần quan trọng là menthol, một chất có khả năng diệt khuẩn, giảm đau răng, làm sạch khoang miệng, giúp hơi thở của bạn trở nên tươi mát hơn.
Tìm hiểu: Nha khoa sunshine lừa đảo

Hôi miệng không nên ăn gì?
Trong thời gian điều trị hôi miệng, bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm nặng mùi hoặc có khả năng kích thích sự phát triển của vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Bao gồm:

1. Thịt đỏ
Quá trình phân giải protein từ thịt đỏ có thể kích thích giải phóng nhiều khí amoniac. Sau đó, chất này tiếp tục được chuyển hóa và sản sinh ra một lượng lớn sulfur. Vi khuẩn kỵ khí có sẵn trong khoang miệng kết hợp cùng sulfur tất yếu sẽ dẫn đến bệnh hôi miệng.
2. Hành, tỏi
Hành và tỏi đều là những thực phẩm chứa nhiều lưu huỳnh. Sau khi ăn, chất này thường lưu lại trong khoang miệng rất lâu và có khả năng đi vào trong máu lẫn tuyến nước bọt. Đây chính là nguyên nhân khiến cho khoang miệng, hơi thở lẫn nước bọt đều có mùi hôi.

3. Đồ ngọt
Nhiều người có thói quen ăn ngọt mà không biết rằng bánh kẹo hay các loại nước ngọt chính là thủ phạm hàng đầu gây sâu răng hàm ở trẻ em, viêm nha chu và cả bệnh hôi miệng. Lạm dụng quá nhiều đồ ngọt khiến cho hàm lượng sulfur tăng cao, từ đó phát sinh mùi hôi bất thường trong khoang miệng của bạn.

4. Hôi miệng không nên uống cà phê
Uống cà phê mặc dù có thể giúp bạn tỉnh táo hơn nhưng nếu sử dụng quá nhiều, tình trạng hôi miệng của bạn có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Lý do bởi thánh phần caffeine trong cà phê có tác dụng lợi tiểu dẫn đến mất nước và giảm tiết nước bọt. Điều này khiến cho khoang miệng không được làm sạch một cách tự nhiên. Từ đây, vi khuẩn gây mùi mới có cơ hội bùng phát.

5. Hôi miệng không nên ăn măng tây
Hẳn nhiều người sẽ bất ngờ khi biết măng tây cũng nằm trong danh sách các thực phẩm người bị hôi miệng không nên ăn. Loại rau này dù rất ngon miệng và bổ dưỡng nhưng lại không được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bệnh vì chứa nhiều asparagin và mecaptan methyl, các chất có khả năng phát sinh mùi hôi miệng.

6. Thực phẩm sấy khô
Các loại hoa quả hay hạt sấy khô là món ăn vặt yêu thích của nhiều người. Chúng bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị hôi miệng thì nên hạn chế sử dụng.
7. Thực phẩm chứa nhiều axit
Nếu đang thắc mắc “bị hôi miệng nên kiêng ăn gì?” thì bạn nên thận trọng với các thực phẩm chứa nhiều axit. Chúng khiến men răng bị ăn mòn và kích thích sự phát triển của các vi sinh vật có hại gây sâu răng, hôi miệng.

8. Thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ và đường nên khó tiêu hóa. Chúng cũng rất dễ bám dính trên kẽ răng, mặt răng dẫn đến sự hình thành của mảng bám. Điều này càng khiến vi khuẩn gây mùi có cơ hội phát triển mạnh hơn và khiến tình trạng hôi miệng càng trở nên trầm trọng.

9. Sầu riêng
Sầu riêng là loại trái cây được nhiều người ưa thích nhưng bạn nên hạn chế ăn nếu đang điều trị hôi miệng. Thực phẩm này chứa nhiều đường và mùi đặc trưng của quả có thể lưu lại rất lâu trong khoang miệng. Bạn nên đánh răng kỹ sau khi ăn sầu riêng để tránh cho hơi thở thêm nặng mùi.

10. Bị hôi miệng nên kiêng thức uống chứa cồn
Lạm dụng bia, rượu, soda hay các thức uống chứa cồn khác đều là nguyên nhân khiến cho nhiều người bị hôi miệng, nhất là ở nam giới. Chúng có thể gây mất nước dẫn đến khô miệng và giảm tiết nước bọt. Tất cả đều góp phần làm tăng nặng tình trạng hôi miệng.
Những gợi ý trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “hôi miệng nên ăn gì và kiêng gì?”. Bạn nên bắt tay vào xây dựng ngay cho bản thân một thực đơn ăn uống khoa học và cố gắng tuân thủ để nhanh chóng khôi phục hơi thở thơm mát, tự tin.
Tham khảo: https://congthuong.vn/thanh-hoa-hoat...ng-283330.html


Bài viết khác cùng Box :