Sức đề kháng của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, trẻ dễ bị ho và sốt. Nếu trẻ có các triệu chứng như ho có đờm, sổ mũi, và sốt, đây có thể là dấu hiệu của bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, cha mẹ không nên coi thường vấn đề này. Vậy, khi trẻ bị ho sốt nên uống thuốc gì tốt giúp con mau khỏe? Hãy cùng tìm hiểu!

1. Nguyên nhân gây ho và sốt ở trẻ


Ho và sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn và virus


Ho và sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Các bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng này ở trẻ bao gồm cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan mủ, viêm thanh quản, viêm phế quản, và viêm phổi. Ngoài ra, dị ứng, khói bụi, và ô nhiễm cũng có thể là nguyên nhân gây ho và sốt ở trẻ.

Đối với trẻ bị ho và sốt, điều này không nhất thiết phải là bệnh lý, mà chỉ là cơ chế tự vệ của cơ thể phản ứng lại vi khuẩn và virus từ bên ngoài. Tuy nhiên, để giảm ho và hạ sốt cho trẻ, quan trọng là tìm hiểu kỹ về các loại thuốc trước khi sử dụng, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn..

Hãy chú ý sử dụng đúng liều lượng và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh kết hợp quá nhiều loại thuốc cùng lúc vì điều này có thể gây ra quá liều và tác dụng phụ không mong muốn đối với trẻ nhỏ.

2. Trẻ bị ho sốt nên uống thuốc gì tốt giúp con mau khỏe?


Việc dùng đúng thuốc giúp giảm ho sốt an toàn và hiệu quả cho bé


  • Thuốc giảm ho cho bé


Việc sử dụng thuốc trị ho cho trẻ em, bao gồm cả loại siro dành cho trẻ ho nhiều, đòi hỏi phải xác định đúng tình trạng ho của bé để thuốc có thể phát huy hiệu quả tốt nhất.

Ho khan: Nếu bé ho liên tục, cổ họng khô và ngứa, không có triệu chứng chảy nước mũi, thì mẹ nên cho bé dùng thuốc trước khi đi ngủ.
Ho có đờm: Trẻ ho có đờm khiến đờm vướng ngay ở cổ họng, tần suất ho không liên tục, trẻ không sốt và không mệt, có thể sử dụng thuốc long đờm. Thuốc này giúp làm tiêu chất nhầy, loãng đờm, giúp trẻ dễ khạc đờm ra ngoài hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thuốc có thể ảnh hưởng đến lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày của trẻ.
  • Hạ sốt cho bé


Khi muốn hạ sốt cho trẻ, tuyệt đối không nên sử dụng Aspirin vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như hội chứng Reye. Khi cho bé sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol và Ibuprofen, mẹ lưu ý liều lượng cần được tính dựa trên cân nặng của trẻ, không phải dựa trên tuổi của bé. Cụ thể như sau:

Paracetamol (Hapacol): Liều lượng từ 10 – 15mg/kg/lần, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 giờ. Trẻ trên 6 tháng tuổi nếu vẫn còn sốt, bạn có thể thay thế bằng Ibuprofen với liều dùng là 5 – 10mg/kg/lần, 2 lần uống cách nhau 6 – 8 giờ.
Không nên cho trẻ sử dụng nhiều loại thuốc hạ sốt hoặc trị ho cùng lúc, vì điều này có thể tăng nguy cơ gây kích ứng dạ dày và xuất huyết tiêu hoá ở trẻ. Chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ có sốt từ 38 độ trở lên và ngừng sử dụng khi không còn triệu chứng sốt.

3. Các biện pháp hỗ trợ giảm ho và hạ sốt cho bé

Vì trẻ em thường có hệ miễn dịch yếu hơn nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp khi thời tiết thay đổi. Sốt và ho không chỉ làm cho trẻ mệt mỏi, biếng ăn, khó ngủ mà còn có thể gây ra các vấn đề như nôn trớ. Vậy làm thế nào để giảm ho cho bé một cách hiệu quả?

  • Sử dụng nước muối sinh lý: Khi bé ho kèm theo chảy nước mũi, điều này có thể làm tắc nghẽn mũi của bé. Mẹ có thể áp dụng phương pháp sử dụng nước muối nhỏ mũi cho bé để làm cho dịch nhầy trong mũi trở nên loãng hơn,, đồng thời có tác dụng sát khuẩn, giảm chất nhầy và sưng ở đường hô hấp, giúp bé tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Lau người bằng nước ấm: Thay vì tắm như bình thường, mẹ có thể lau người cho bé bằng nước ấm liên tục để giúp hạ sốt nhanh chóng hơn. Tiếp tục thực hiện cho đến khi bé cảm thấy dễ chịu hơn và hạ sốt, đồng thời lưu ý theo dõi các biểu hiện khác của bé.
  • Bù nước đầy đủ: Trẻ em khi bị sốt thường mất nước nhanh chóng hơn, do đó cần phải được bù nước đầy đủ hơn. Nếu bé đang bú mẹ, hãy cho bé bú nhiều hơn một chút. Đối với trẻ lớn hơn, bạn cần phải đảm bảo bé uống đủ nước, nên ưu tiên nước trái cây để bổ sung nước và cung cấp vitamin, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
  • Chế độ dinh dưỡng dễ tiêu hóa: Khi bé đang ốm, hãy ưu tiên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh hầm… Điều này không chỉ đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho bé mà còn giúp giảm áp lực lên dạ dày khi bé bị ho và sốt.
  • Tăng cường cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng để tăng sức đề kháng cho trẻ: Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, mẹ có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường đề kháng và cải thiện sức khỏe cho bé. Điều này sẽ giúp bé hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và cải thiện hệ miễn dịch của bé. Mẹ nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và uy tín.


Lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ tăng cường đề kháng uy tín chính hãng cho bé.


Đặc biệt, việc kiểm tra thành phần của sản phẩm cũng rất quan trọng, mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi sử dụng cho bé. Ngoài ra, mẹ nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chứa các thành phần chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên như hồng sâm, khúng khiếng, thảo quả,… và bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết như canxi, vitamin C, vitamin D,… giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện sức khỏe cho bé một cách nhanh chóng và hiệu quả.

>> Xem thêm: Top 3 sản phẩm tăng đề kháng Hàn Quốc uy tín cho trẻ

Trên đây là các thông tin mà các bậc cha mẹ cần biết khi trẻ bị ho và sốt nên uống thuốc gì. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, mẹ đã thu được những kiến thức hữu ích để chăm sóc bé mỗi khi bé bị ho.

Bài viết khác cùng Box :