Trẻ bị táo bón có nguy hiểm không ? Khi nào cần tới gặp bác sỹ ? Đây là câu hỏi thường xuyên của các phụ huynh. Trước hết cần hiểu táo bón là gì ? Táo bón là tình trạng giảm tần số đi ngoài ( dưới 3 lần/tuần). Phân trở nên cứng rắn, khô hoặc tròn nhỏ như phân dê. Đi đại tiện rất khó khăn, bé phải ngồi lâu, rặn nhiều gây đau rát. Bệnh nặng thì phân có thể dính máu khiến bé sợ hãi, không chịu đại tiện.

Rất may, táo bón ở trẻ em chủ yếu là tạm thời và thường là bệnh lý cơ năng. Bệnh thường không có tổn thương thực thể . Do đó chủ yếu điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống là có thể giải quyết dứt điểm tình trạng táo bón.

Nguyên nhân táo bón ở trẻ em là gì ?




- Chế độ ăn ít chất xơ, uống không đủ nước, trẻ lười vận động

- Do thuốc, sữa dùng hàng ngày không hợp, gây táo bón

- Do trẻ mải chơi, ngại đi tiêu khi đang chơi đùa. Trẻ không muốn đi ngoài ở nhà vệ sinh công cộng, sợ nhà vệ sinh, sợ đau khi đi ngoài…

- Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày: như trẻ đi du lịch cùng bố mẹ, thay đổi thời tiết, căng thẳng, thay đổi môi trường học…

- Tiền sử gia đình: trẻ sinh ra trong gia đình có người thường xuyên táo bón thì trẻ dễ mắc táo bón hơn

- Bất thường giải phẫu cơ quan tiêu hóa: Phình đại tràng bẩm sinh, nứt kẽ hậu môn, suy giáp trạng, đại tràng dài…


Có thể bạn quan tâm:

Men tiêu hóa và men vi sinh khác gì nhau ?

Maker ung thư là gì ? Sàng lọc ung thư như thế nào ?

Lợi ích tinh nghệ Nano Curcumin với bệnh nhân ung thư ?

Tác dụng của Curcumin với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ?



Khi nào trẻ bị táo bón cần đến gặp bác sỹ ?




Như đã nêu ở trên, táo bón ở trẻ em chủ yếu là tạm thời và thường là bệnh lý cơ năng và thường ít khi nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trẻ bị táo bón kéo dài có thể gây ra một số biến chứng. Hoặc có thể báo hiệu một tổn thương thực thể cần thăm khám kỹ lưỡng hơn tại bệnh viện.

Hãy đưa trẻ tới gặp bác sỹ nếu táo bón kéo dài trên hai tuần hoặc kèm theo một trong các triệu chứng sau:

- Có máu trong phân
- Buồn nôn, nôn
- Sốt
- Bụng chướng
- Nhìn thấy vết nứt hoặc khối bất thường lòi ra ở hậu môn
- Gầy sút cân

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị táo bón


Biện pháp tạm thời:


Là các biện pháp cần làm giải quyết tạm thời tình trạng táo bón, khi trẻ đi ngoài nhưng không đi được, phân cứng rắn mắc lại ở hậu môn khiến trẻ đau, kêu khóc: sử dụng xilanh 10ml ( đã bỏ đầu kim ), bơm vào hậu môn bé khoảng 10ml mật ong ( tốt nhất không pha loãng). Mật ong giúp kích thích co thắt các vòng cơ hậu môn. Đồng thời tạo độ nhớt giúp bé đẩy phân dễ dàng.
Đồng thời tính nhớt và trơn của mật ong, giúp trẻ tránh bị tổn thương niêm mạc hậu môn do phân cứng rắn đi qua.



Biện pháp lâu dài:


Là những biện pháp chủ yếu dự phòng cho trẻ, để tránh trẻ bị táo bón trở lại:

- Cho trẻ uống nhiều nước

- Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng, nhiều chất xơ.Nên ăn rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi… hoặc uống thực phẩm bổ sung chất xơ Metamucil , hạn chế ăn loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê...

- Khuyến khích trẻ tăng cường vận động, tập thể dục, thể thao thường xuyên.
- Hướng dẫn cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định: chọn thời gian lúc nào trẻ không vội vã. Thời điểm tốt nhất nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng. Không bắt trẻ ngồi bô hoặc ngồi bệ xí quá lâu. Yêu cầu trẻ không được nhịn khi buồn đi ngoài.

- Kiểm tra lại các thuốc bé đang sử dụng, xem có tác dụng phụ gây táo bón hay không

-Ngoài ra ta có thể phối hợp cho trẻ dùng các chế phẩm sinh học chứa men tiêu hóa, tăng cường miễn dịch hệ tiêu hóa cho trẻ như men vi sinh, men tiêu hóa chứa Lactobacillus…

Nguồn: kienthuctieuhoa.com


Bài viết khác cùng Box :