Hệ thần kinh thực vật là hệ thần kinh tự động có tác dụng điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể một cách chủ động, không phụ thuộc vào sự chỉ huy của não bộ.

Chức năng của hệ thần kinh thực vật là điều hòa các quá trình chuyển hóa vật chất, điều hòa hoạt động của cơ quan nội tạng cũng như hệ thần kinh trung ương với sự tham gia của cả hai hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Rối loạn thần kinh thực vật có thể ảnh hưởng một phần nhỏ hay toàn bộ hệ thần kinh thực vật. Một số triệu chứng có thể chỉ ra sự dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh thực vật bao gồm:

- Hoa mắt hay ngất khi đứng dậy, hay hạ huyết áp tư thế đứng.
- Mất khả năng thay đổi nhịp tim khi tập thể dục, hay không gắng sức được.
- Vã mồ hôi bất thường, có thể thay đổi giữa vã mồ hôi quá nhiều hay vã mồ hôi quá ít.
- Khó tiêu hóa, như ăn mất ngon, tiêu chảy, táo bón, hay nuốt khó.
- Các vấn đề về tiết niệu, như khó bắt đầu đi tiểu, tiểu lắt nhắt, và không làm trống bàng quang hoàn toàn.
- Các vấn đề sinh dục ở nữ, như khô âm đạo hay khó đạt cực khoái.
- Các vấn đề thị lực, như nhìn mờ hay đồng tử mất khả năng phản xạ nhanh với ánh sáng.

Rối loạn thần kinh thực vật tuy không gây tử vong cho người bệnh nhưng việc điều trị khá khó khăn.

Các bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác từ chúng tôi qua

http://chualanhbenh.com/

Hiệu quả mà các phương pháp chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng đông y mang lại có thể được đánh giá là khá tích cực và đáng để tin tưởng. Với quan niệm có phần khác biệt so với Tây y, những pháp chữa này được xác định từ phần nguyên nhân đến hướng điều trị bệnh đều theo nguyên tắc phải giải quyết từ căn nguyên, không gấp gáp, vội vàng được.

Chúng ta đều biết, thần kinh thực vật là hệ thần kinh tự chủ, hoạt động không cần sự điều khiển có ý thức của cơ thể người. Chúng liên quan mật thiết đến các hệ thống: tim mạch, tiêu hóa, bài tiết, tiết niệu, thần kinh, hô hấp, chức năng sinh dục…

Trong Đông y, bệnh rối loạn thần kinh thực vật được coi là chứng rối loạn chức năng. Nguyên nhân và triệu chứng được xác định dựa theo từng thể bệnh. Chỉ biết rằng nếu để bệnh lâu, cơ thể mất cân bằng âm dương, công năng tạng phụ lệch lạc, khí huyết mất điều hòa… Ở mỗi người biểu hiện bệnh lại khác nhau, người ở tim, người ở bụng, người ở đầu…

Nhưng cái chung nhất là hầu hết ai cũng bị mệt mỏi, uể oải sa sút cả về tinh thần lẫn thể xác. Sự kích thích tinh thần thường là nhân tố khởi phát cho những triệu chứng bệnh biểu hiện ra ngoài, ví dụ như gặp phải vấn đề đáng lo toan, nghĩ ngợi.


Bài viết khác cùng Box :