PDA

Xem chế độ đầy đủ : Rạn da - nỗi lo của mọi bà bầu



121212
12-24-2014, 03:49 PM
Làm mẹ là thiên chức cũng là hạnh phúc của phụ nữ. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai và sau khi sinh nhiều người phải đối mặt với nỗi lo rạn da. Vậy làm thể nào để phòng rạn dạ?
Không trốn khỏi rạn da

Rạn da được hình thành trong quá trình mang bầu. Nguyên nhân rạn da do di truyền và thể chất bà bầu. Vì vậy không phải mọi bà bầu đều rạn da và độ nặng nhẹ của vết rạn đều khác nhau.

Da của chúng ta có độ đàn hồi nhất định, nhưng trong thời gian mang thai, bà bầu bị ảnh hưởng bởi lượng lớn estrogen trong cơ thể, tăng bài tiết của chất da tuyến thượng thận, độ cortisol tăng làm cho các sợi đàn hồi da trở nên mong manh, công với độ phình của bụng ngày càng to lên, làm kéo dãn da ngày càng lớn thêm. Khi vượt quá hạn độ nhất định, sợi đàn hồi da sẽ bị nứt ra, từ đó hình thành nên vết nứt.

Mặc dù sinh xong tình trạng rạn da sẽ dần dần hồi phục nhưng khó trở lại được như trước đây.

Phòng chống rạn da như thế nào?

Muốn không hoặc ít bị rạn, việc phòng chống trước khi sinh rất quan trọng. Đầu tiên cần tăng cường sự đàn hồi cho da, ví dụ có thể bôi lên da bụng các sản phẩm bảo vệ da thích hợp cho bà bầu hoặc bôi vitamin E, C, A,…

Trong cuộc sống hàng ngày cũng phải ăn nhiều rau quả có hàm lượng chất xơ cao và chứa vitamin A, C, carotein. Những việc này nên bắt đầu trước và trong lúc mang thai, mặc dù vết rạn chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn cuối của thai kỳ, nhưng cải thiện độ đàn hồi da vốn không phải là công phu của một, hai ngày.

Bà bầu cần lưu ý khi uống các thực phẩm chức năng hoặc bôi các sản phẩm bảo vệ da nên tư vấn ý kiến bác sỹ mới sử dụng, nếu bị dị ứng cần ngừng sử dụng.

Thứ hai, bà bầu phải nghiêm túc khống chế cân nặng trong giai đoạn cuối mang bầu. Giữ cân nặng thích hợp là đảm bảo sự mạnh khỏe cho bà bầu và thai nhi, đồng thời có tác dụng nhất định trong khống chế vết rạn. Chúng ta đều biết, đến thời kỳ cuối mang bầu, tốc độ lớn lên của thai nhi nhanh chóng, giống như “thổi căng một quả bóng”, vì vậy tốc độ kéo dãn của da cũng tăng nhanh. Vì vậy bà bầu phải khống chế trọng lượng tăng trưởng của cơ thể, làm cho độ dãn của da đủ “đuổi theo”, từ đó giảm tình trạng rạn da.

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại http://www.ungthuda.net/