PDA

Xem chế độ đầy đủ : Tiêu chí đánh giá công ty thiết kế kiến trúc uy tín



xaydungsongnam
03-16-2023, 02:31 PM
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty tư vấn thiết kế, bạn nên tham khảo một số lưu ý sau để lựa chọn một đơn vị phù hợp với mình nhé

1. Công ty thiết kế kiến trúc có địa chỉ văn phòng, chi nhánh

Đây có thể là tiêu chí mà nhiều gia chủ bỏ qua khi lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc (https://songnam.net/tu-van-thiet-ke-kien-truc/). Một công ty có trụ sở riêng, nơi các bộ phận, phòng ban cùng phối hợp làm việc thường có quy trình làm việc và tính chuyên môn hóa cao. Đây cũng là nơi khách hàng có thể như trực tiếp gặp mặt kiến trúc sư để được trao đổi và nghe tư vấn về quá trình thiết kế.

Thông qua dịp gặp mặt này, khách hàng sẽ có được cái nhìn tổng quan và chân thực nhất về tác phong làm việc, sự nhiệt thành trong công việc cũng như những đánh giá sơ bộ về chuyên môn và khả năng lắng nghe của đội ngũ nhân viên công ty. Vì vậy, việc có cho mình một trụ sở hay văn phòng riêng có thể coi là một tiêu chí đánh giá uy tín mà bạn nên cân nhắc.


https://songnam.net/wp-content/uploads/2023/02/8-render06-1024x576.jpg

Nếu căn nhà của bạn ở quá xa văn phòng công ty, hay lưu tâm tới việc liệu công ty kiến trúc này có sẵn sàng tới tư vấn trực tiếp nơi ở của bạn không. Việc thiết kế không thể chỉ phụ thuộc vào số liệu kích thước đưa ra từ phía khách hàng mà còn phụ thuộc vào đánh giá thực tế, vì vậy điều này thể hiện rõ ràng sự tận tâm trong công việc của một đội ngũ thiết kế kiến trúc.

2. Tham khảo các dự án thiết kế thực tế của công ty đã từng thực hiện

Các dự án thực tế đóng vai trò như một hồ sơ năng lực của mỗi công ty thiết kế kiến trúc. Vì vậy, việc tham khảo các công trình thực tế của công ty kiến trúc có thể cho bạn những đánh giá nhất định về chuyên môn cũng như biết được đâu là phong cách cách điển hình của những đơn vị này

Một đơn vị thiết kế có những dự án thẩm mỹ và nổi bật sẽ có kinh nghiệm đưa ra những phương án bố trí, thiết kế kiến trúc hợp lý nhất để vừa hài hòa về mặt thị giác, lại vừa tối ưu về mặt công năng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa vào đó để đưa ra quyết định lựa chọn một đơn vị phù hợp với phong cách thiết kế mà bản thân ưa thích. Bạn có thể dễ dàng tìm hiểu về các công trình này thông qua website và fanpage của họ.


[https://songnam.net/wp-content/uploads/2023/02/130606-PHOICANH-TT-1024x724.jpg

xaydungsongnam
01-02-2024, 05:33 PM
Giám sát thi công công trình là một vị trí chiếm vai trò quan trọng trong quá trình thực thi.

Quy trình giám sát thi công nội thất cần có nhân sự chuyên môn giỏi, tinh thần trách nhiệm cao để đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công.

Bạn là chủ nhà muốn giám sát thi công nội thất nhưng chưa biết phải làm gì để việc giám sát hiệu quả nhất? Bài viết này sẽ bỏ túi những kinh nghiệm giám sát thi công nội thất giúp chủ nhà có thể tự tin giám sát thi công cho tổ ấm của mình nhé.

Giám sát thi công là gì?
Giám sát thi công hay còn gọi là kỹ sư giám sát thi công nội thất. Đây là một trong những vị trí quan trọng trong nhóm ngành kỹ sư xây dựng. Người đảm nhận vị trí này cần đảm bảo chất lượng và thời gian thi công công trình nội thất. Suốt quy trình giám sát thi công nội thất, họ chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát và kiểm tra chất lượng, khối lượng và tiến độ thi công; giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo đúng bản vẽ thiết kế, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường theo đúng quy định.

Thông thường, giám sát sẽ làm việc trực tiếp với các bên thi công và chủ đầu tư (gia chủ), họ sẽ là người tiếp nhận và truyền đạt thông tin một cách khéo léo và nắm vai trò quan trọng tại công trình.

Quy trình giám sát thi công nội thất
Bất kỳ công trình thiết kế thi công nội thất biệt thự, chung cư hay nhà phố,… kỹ sư giám sát cần phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình giám sát thi công nội thất trong suốt thời gian đảm nhận quản lý công trình.

1. Nắm rõ bản vẽ kỹ thuật và hiện trạng công trình
Trước khi bắt đầu giám sát thi công nội thất, chủ nhà cần nắm rõ bản vẽ kỹ thuật và hiện trạng công trình.

Với bản vẽ kỹ thuật: Chủ nhà cần hiểu rõ các vị trí lắp đặt mạch điện, các đường ống nước,… và căn cứ vào đó, chủ nhà có thể kiểm tra xem đơn vị thi công đã thực hiện lắp đặt đúng hay chưa, kích thước vật liệu nội thất có phù hợp không (tránh tình trạng ghế quá to, che mất ổ cắm điện),…
Hiện trạng công trình: Chủ nhà cần kiểm tra lại kích thước từng phòng có đủ rộng hoặc vừa với kích thước của tủ, bàn ghế, giường,… mà kiến trúc sư đưa hay không. Việc làm này là vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công của việc thi công nội thất, cũng như hạn chế tình trạng thi công sai, gây lãng phí thời gian và tiền bạc để sửa chữa.

2. Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ thiết kế nội thất
Để tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ thi công cũng như giúp chủ nhà giám sát công trình một cách chính xác và hiệu quả, chủ nhà cần chuẩn bị cho cả bản thân và đơn vị thi công đầy đủ bộ hồ sơ thiết kế. Một bộ hồ sơ thiết kế nội thất sẽ bao gồm các bản vẽ như:

Bản vẽ 3D: Phối cảnh không gian 3D các phòng với các chủng loại vật liệu, màu sắc, ánh sáng,…
Bản vẽ 2D: Mặt bằng bố trí đồ nội thất chi tiết các tầng; mặt cắt, mặt bằng, chi tiết cầu thang, mặt bằng chi tiết lát gạch từng phòng,…
Hồ sơ kỹ thuật về các thiết bị, vật dụng nội thất: Mặt bằng định vị đồ nội thất, bản vẽ kỹ thuật chi tiết đồ nội thất, bản vẽ thống kê đồ nội thất,…
Hồ sơ kỹ thuật chi tiết của bản vẽ nội thất: Chi tiết sàn (Vật liệu, kích thước, nhà cung cấp, ảnh thực tế); chi tiết trần (vật liệu ốp trần, vị trí đèn, màu sắc đèn);…

3. Giám sát vật liệu đầu vào
Để những món đồ nội thất trở nên hài hòa, có tính thẩm mỹ cao và bền bỉ với thời gian, chủ nhà nên kiểm tra sát sao tất cả các vật liệu đầu vào và đảm bảo tất cả các món đồ nội thất cần phải đúng so với bản thiết kế.

Một số tiêu chí giám sát vật liệu đầu vào mà chủ nhà có thể tham khảo như:

Các vật liệu này đã đúng so với bản thiết kế, hợp đồng: Bằng cách kiểm tra tên hãng sản phẩm & đơn vị sản xuất.

Nguồn gốc, chủng loại, mã sản phẩm của vật liệu: Bằng cách kiểm tra tem, mác, mã QR sản phẩm, giấy kiểm định chất lượng sản phẩm

Màu sắc, bề mặt vật liệu có đúng thiết kế, hợp đồng: So sánh mã màu, xác nhận kích thước thực tế so sánh với thiết kế

Số lượng vật liệu đã đủ theo bản thiết kế, hợp đồng: Bằng cách kiểm đếm và so sánh với bản thiết kế

Nhiều chủ nhà tự mua đồ nội thất trang trí dựa theo bộ hồ sơ thiết kế, tuy nhiên lại không đảm bảo được việc giám sát vật liệu đầu vào, gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và đồng bộ.

Trong trường hợp này, nhiều chủ nhà sẽ cân nhắc phương án thuê đơn vị thiết kế nội thất trọn gói giúp giảm các rủi ro kể trên.

4. Giám sát vệ sinh công trình và tình trạng an toàn lao động cho công nhân
Giám sát vệ sinh công trình và tình trạng an toàn lao động cho công nhân là một việc làm vô cùng quan trọng, không chỉ giúp việc thực hiện thi công nội thất được diễn ra suôn sẻ mà còn giúp đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ của căn nhà, tránh tình trạng xây xước, hỏng hóc không đáng có.

Hiện nay có rất nhiều công trình thi công nội thất không được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đồ đạc và các thiết bị bị vứt bừa bãi trên sàn nhà. Điều này không chỉ cản trở tiến độ thi công, gây bất tiện trong việc đi lại mà còn có nguy cơ làm thất lạc đồ đạc, hư hỏng đồ vật và làm phát sinh chi phí sửa chữa, mua mới cho chủ nhà.

Có thể thấy, việc giám sát vệ sinh công trình thi công nội thất là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả và tính thẩm mỹ của căn nhà. Vì vậy, chủ nhà nên giám sát nghiêm ngặt đội ngũ thi công, yêu cầu họ phải giữ gìn vệ sinh công trình sạch sẽ, thi công nhanh gọn, làm đến đâu là phải dứt điểm và dọn dẹp sạch sẽ đến đó.

5. Nghiệm thu hạng mục xây dựng
Đối với bước nghiệm thu, đội ngũ LU Design chia nhỏ đợt nghiệm thu thành hai đợt: nghiệm thu sau quy trình thi công Fit out (hoàn thiện thô, sàn, tường, vách, trần,…); nghiệm thu sau thi công lắp đặt hoàn thiện nội thất (nội thất liền tường và nội thất rời). Tổ chức riêng lẻ quá trình nghiệm thu trong quy trình giám sát thi công nội thất giúp cho nhà thầu (đơn vị thi công nội thất) chủ động nắm bắt những vấn đề, từ đó thay đổi chỉnh sửa trước khi bước vào công việc lắp đặt mới.

Sau khi nghiệm thu hoàn thiện, nhà thầu (đơn vị thi công nội thất) thực hiện bàn giao cho chủ đầu tư (gia chủ).