PDA

Xem chế độ đầy đủ : Thảo luận với con về " sự chết" !



Dr. Vu
03-25-2015, 11:27 AM
http://img-0.onedio.com/img/2r0/545a8bddc82c0cf86cd4ccf8.jpg



Nhiều người trong chúng ta ngần ngại nói về cái chết, đặc biệt là với giới trẻ. Nhưng cái chết là một thực tế không thể tránh được của cuộc sống.

Bằng cách nói chuyện với con cái của chúng ta về cái chết, chúng ta có thể khám phá ra những gì họ biết và không biết; nếu bé hiểu sai, hoặc, sợ hãi, hay lo lắng. Chúng ta có thể giúp bé bằng cách cung cấp thông tin một cách thoải mái, và có hiểu biết. Mặc dù nói không giải quyết tất cả các vấn đề, nhưng không nói, thậm chí còn nhiều giới hạn khả năng của chúng ta để giúp đỡ trẻ.

Những gì chúng ta nói về “sự chết” cho trẻ nghe sẽ phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ và nói sao cho phù hợp với bé. Nó còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, niềm tin, cảm xúc, và các tình huống mà chúng ta tìm thấy ở bản thân mình.

Khi bé bước vào giai đoạn chuyển tiếp (chấm dứt sự suy nghĩ ngu ngơ để bước sang giai đoạn tìm hiểu và khám phá sự vật từ thế giới bên ngoài), cháu sẽ thắc mắc rằng sự chết của những con vật mà chúng thấy trên đường, phim ảnh…là một phần của đời sống. Trẻ con sẽ tò mò, và có óc quan sát, cộng với trí khôn của trẻ đang mở mang, chúng muốn tìm hiểu về những sự kiện đó cũng là điều dễ hiểu.

Nếu chúng ta cho phép trẻ nói chuyện với chúng ta về sự chết, chúng ta có thể cung cấp cho bé những thông tin cần thiết trong giai đoạn khủng hoảng tâm sinh lý, giúp bé vượt qua những u tư mà bé đang quan tâm. Ngoài ra chúng ta cũng đã gián tiếp thể hiện sự quan tâm và tôn trọng giành cho bé. Bé sẽ cảm thấy được đồng cảm, được chia sẻ, được thương yêu, được đùm bọc, bớt đi cảm giác chơi vơi trước những sự kiện đang xảy ra trong tự nhiên.

Chúng ta nên thể hiện sự quan tâm bằng cách cởi mở nói chuyện với con, tránh quát tháo, nạt nộ, làm bé khiếp đảm sợ sệt. Chúng ta giải thích sự việc bằng những từ ngữ thật đơn giản, dễ hiểu, thoải mái và phù hợp với lứa tuổi của bé ở hiện tại

Mục đích của ta là giúp bé “gỡ bỏ” những u tư không cần thiết, và thiết lập sự quan tâm cảm súc của bé để tình mẹ con ngày một thắm thiết hơn, và đầy đủ hơn.

Phần nhiều các bậc phụ huynh có khuynh hướng che đậy cảm súc và hy vọng rằng việc không nói sẽ là tốt hơn. Việc các bậc phụ huynh không muốn nói tới một chủ để mà chúng ta cho là nhạy cảm đối với bé thì không có nghĩa là chúng ta không gởi “thông tin” cho bé.

Các bà mẹ nên biết rằng, trẻ con vốn có óc quan sát rất tốt. Chúng có thể đọc được những thông tin từ gương mặt, cách biểu lộ cảm súc, điều chúng ta làm, và đã nói…

Khi cha mẹ quyết định không chia sẻ thông tin với con, chúng sẽ nghĩ rằng vấn đề đó phải là “xấu”. Điều này vô tình tạo ra sự lo lắng và che dấu cảm xúc của trẻ. Ta sẽ mất đi cơ hội gỡ bỏ những thắc mắc mà bé đang gặp phải. Và do đó, trẻ sẽ có những ảo tưởng, và nghĩ tới những tình huống không đúng với thực tế.

Các bà mẹ nên cởi mở, lắng nghe và chấp nhận cảm súc của con. Đồng thời, các bà mẹ nên cung cấp cho bé những lời giải thích thành thật, trả lời câu hỏi của bé bằng những từ ngữ đơn giản phù hợp với tuổi của bé ở hiện tai. Ta nên giải thích sự việc một cách ngắn ngọn và đơn giản là xong.

Khi trả lời câu hỏi của con, các bà mẹ chỉ nên trả lời những điều mà quý bà tin tưởng là đúng mà thôi. Nếu trẻ hỏi những câu mà chúng ta không thật sự biết thì cứ mạnh dạn nói với trẻ rằng “mẹ không biết câu trả lời cho vấn đề đó”.

Trẻ con là chúa “hồ nghi”, chúng hay thắc mắc lắm! Những lời nói “không thật” của phụ huynh sẽ tạo cho chúng mất niềm tin vào cha mẹ. Chúng ta nên tránh.

Khi trẻ hỏi về “Death”, các bà mẹ có thể trả lời với con như sau: Một số người tin có kiếp sau, nhưng cũng có người không tin. Khi chúng ta cung cấp cho trẻ thông tin như thế, dần dần trẻ sẽ hiểu rằng cha mẹ mình “tôn trọng” niềm tin của những người khác. Như vậy, trẻ sẽ bớt thắc mắc mỗi khi chúng nghe được một thông tin nào đó trái ngược với niềm tin của cha mẹ chúng.

Khi quan sát nhận thức của trẻ về “sự chết”, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng có hai yếu tố chính ảnh hưởng tới tư duy của trẻ về sự chết: giai đoạn phát triển tâm sinh lý và kinh nghiêm từ môi trường, các giá trị văn hóa mà chúng đang tiếp nhận.

Khi trẻ ở độ tuổi “preschool”, trẻ nghĩ rằng “sự chết” chỉ là sự ra đi “tạm thời”. Chúng xem cartoon thấy các con vật tự nhiên sống lại…chúng nghĩ sự việc chỉ đơn giản vậy thôi. Trí óc còn ngây ngô chưa phát triển.

Khi bước vào độ tuổi từ 5-9, phần lớn các trẻ bắt đầu nhận thức rằng “sự chết” là một cái gì đó chấm dứt, nhưng có thể phục sinh bởi các siêu nhân gì đó, etc. Suy nghĩ của chúng vẫn còn mông lung lắm…

Khi trẻ từ 10 tuổi trở lên, chúng mới ý thức được rằng một khi con người đã tắt thở là không sống lại được nữa (ta không bàn tới những trường hợp đi ngược với thường lý ở đây). Từ khi chúng hiểu được sự chết có tính “irreversible”, chúng mới phát sinh cảm giác sợ chết…

Khi trả lời cho con về “sự chết”, ta cố gắng trả lời một cách ngắn gọn, cụ thể, và quen thuộc cho trẻ có thể hình dung, hay cảm nhận được. Ví dụ: Khi người ta chết, họ sẽ không có hơi thở, không thể ăn, không thể uống, etc. Khi những con mèo đã chết, nó sẽ không thể kêu “meo…meo”. Khi những con chó đã chết, chúng không thể sủa được nữa.

Còn tiếp...