PDA

Xem chế độ đầy đủ : Có cần tiêm vắc-xin khi bị chó cắn?



admin
10-17-2015, 10:25 AM
Hỏi:“Con trai em 3 tuổi, vì nghịch dại nên bé bị con chó nhà hàng xóm cắn vào mông. Em đã đưa bé đi chích ngừa vắc-xin dại ngay nhưng bạn bè em lại bảo vắc-xin dại rất độc với cơ thể con người (giảm trí nhớ), không nên chích mà phải theo dõi con vật đó trong 15 ngày. Nếu qua 15 ngày con chó vẫn sống bình thường thì không sao, khiến em phân vân quá, nên tiếp tục cho bé chích theo lịch hay dừng lại để theo dõi súc vật? Còn nếu tiếp tục tiêm, bé có bị ảnh hưởng sức khỏe không?”
Thủy Anh (TP.HCM)

Một số câu hỏi tham khảo:

> Tôi bị chó cắn rồi phải làm sao đây? chích ngừa khoản bao nhiêu tiền? (http://suckhoetoday.com/threads/17125-Toi-bi-cho-can-roi-phai-lam-sao-day-chich-ngua-khoan-bao-nhieu-tien.html)
> Khi cho chó con đi tiêm phòng thì phải tiêm các bệnh gì và mất bao nhiêu tiền? (http://suckhoetoday.com/threads/17124-Khi-cho-cho-con-di-tiem-phong-thi-phai-tiem-cac-benh-gi-va-mat-bao-nhieu-tien.html)


Trả lời:

Không phải cứ bị chó cắn là tiêm vắc-xin dại
Nếu bác sỹ có trách nhiệm họ sẽ tư vấn cho bạn, chứ không phải ai bị súc vật cắn mà họ tiêm vaccin ngay đâu bạn ạ! Thông thường, bác sĩ ở các điểm tiêm dại đã từ chối tiêm ngay cho nhiều người bị chó mèo cắn, và dặn theo dõi con vật trong 15 ngày. Khi bị súc vật nghi dại cắn, cần sơ cứu và đến các điểm tiêm phòng.

Sau khi khám và hỏi han kỹ, bác sĩ sẽ chỉ định là tiêm vắc-xin hay không. Sẽ phải tiêm ngay nếu: Con vật lên cơn hoặc có biểu hiện nghi dại. Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả khi chỉ bị sây sát nhẹ. Có nhiều vết cắn nguy hiểm, sâu. Không theo dõi được con vật. Tại nơi bị cắn có súc vật bị dại.

Trong các trường hợp sau, bác sĩ sẽ không tiêm mà dặn bệnh nhân theo dõi con vật trong 15 ngày: Vết cắn nhẹ, xa não. Con vật vẫn sống bình thường khỏe mạnh.

– Không phát hiện bệnh dại ở súc vật trong khu vực. Nhiều trường hợp chó cắn ngoài quần bò, tuy trên da vẫn có vết xước nhưng cũng không cần tiêm vì không bị virus xâm nhập. Trong thời gian theo dõi, nếu con vật bị ốm, bỏ ăn, chết, mất tích hay bị bán, mổ thịt thì cần đi tiêm. Sau 15 ngày, nó vẫn sống khỏe mạnh thì bạn có thể yên tâm!

Yến My (Hà Nội)


http://tapchithoitrangtre.com.vn/wp-content/uploads/2012/04/child-vaccine-560x838.jpg (http://tapchithoitrangtre.com.vn/2012/04/20/co-c%e1%ba%a7n-tiem-v%e1%ba%afc-xin-khi-b%e1%bb%8b-cho-c%e1%ba%afn/various/)

Cần xử trí vết thương
Với câu hỏi sau của bạn về việc có cần đi tiêm không nếu bị chó mèo đã tiêm phòng dại cắn. Chưa ai dám khẳng định súc vật đã tiêm phòng thì không bị bệnh dại. Ngay cả chó, mèo con mới đẻ cũng có thể mắc bệnh dại nếu chó mẹ và mèo mẹ không được tiêm phòng dại thì con chúng có nguy cơ nhiễm virus này sau đẻ vài tuần.
Vì vậy, bệnh nhân vẫn phải xử trí tại chỗ vết thương ngay và đến các điểm tiêm dại để được bác sĩ khám và chỉ định cụ thể.

Cách xử trí: Rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng đặc, nước muối đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn và iốt đậm đặc nhằm sát khuẩn, giảm thiểu lượng virus dại ở vết thương. Không làm dập nát vết thương và chỉ khâu trong 3 – 5 ngày.

Phương Nam (TP.HCM)

Nên chủng ngừa sớm
Nếu con bạn bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn. Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khỏe mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại. Ngoài ra, khi con vật đã bị dại thì trong tuyến nước bọt và các dây thần kinh đều có virus dại, các bộ phận khác cũng có thể chứa virus nên rất nguy hiểm. Tuyệt đối không dùng làm thức ăn cho người và gia súc.

Quốc Bảo (TP.HCM)

Đừng chủ quan khi bị chó cắn
Tiêm vắc-xin ngừa dại có thể đưa đến các biến chứng thần kinh, di chứng của những biến chứng này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. Càng chích nhiều lần thì nguy cơ gặp tai biến càng cao, dẫn đến nguy cơ giảm trí nhớ càng rõ.

Nhưng đó là chuyện của ngày hôm qua, chuyện của thời kỳ sử dụng Fuenzalida để chích ngừa, còn hiện tại đang sử dụng dòng vắc-xin ngừa dại chế tạo từ các tế bào (Verorab) rất an toàn và không gây ra những tai biến thần kinh.

Cho nên, khi tiêm ngừa dại ở thời điểm hiện tại không có nguy cơ ảnh hưởng đến não bộ làm giảm trí nhớ, thậm chí tiêm nhiều lần cũng không sao. Nếu con chó cắn em bé nhà bạn đến nay vẫn bình thường thì bạn không cần lo lắng, nhưng xin lưu ý là có những con chó trông bình thường vẫn có thể mang mầm bệnh dại và khi chúng có dấu hiệu bệnh dại thì lúc bấy giờ là quá trễ để nạn nhân bị những con chó này cắn có thể điều trị bằng vắc-xin ngừa dại, nạn nhân cầm chắc cái chết.

Nhân đây xin được gửi tới chị lời nhắn: khi bị chó lạ hoặc chó nhà không được chích ngừa đầy đủ cắn, hãy đi chích ngừa. Không nên chủ quan, bởi khi dại đã biểu hiện bằng các triệu chứng thì vô phương cứu chữa. Thuốc Nam không bao giờ chữa được bệnh dại. Biện pháp duy nhất để cứu người bị súc vật dại cắn là tiêm vắc-xin và huyết thanh dại càng sớm càng tốt. Khi đã lên cơn dại thì 100% bệnh nhân tử vong. Hi vọng những chia sẻ trên giải đáp thỏa đáng được những băn khoăn của chị.



Thu Trang (Hải Phòng)
Địa chỉ tham khảo:
TTY Tế dự phòng TP.HCM