PDA

Xem chế độ đầy đủ : Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì?



namkhoakt
11-04-2015, 05:07 PM
Trong độ tuổi dậy thì, khoảng 70% các bé gái rối loạn kinh nguyệt. Vậy nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt (http://khamphukhoa.edu.vn/roi-loan-kinh-nguyet.html) ở tuổi dậy thì là do đâu? Ở bé gái đây là hiện tượng hết sức bình thường, tình trạng rối loạn này sẽ tự hết sau khi đến tuổi trưởng thành, kinh nguyệt sẽ dần ổn định và đều hơn.

http://khamphukhoa.edu.vn/images/2-dang-roi-loan-kinh-nguyet-2.jpg

Từ giai đoạn bắt đầu dậy thì cho đến 18, 20 tuổi chu kỳ kinh nguyệt (http://khamphukhoa.edu.vn/chu-ky-kinh-nguyet.html) thường chưa ổn định, không đều, Nếu có kinh trước 10 tuổi gọi là hành kinh sớm và thường là bệnh lý. Nếu có kinh sau 16 tuổi là có kinh muộn. Nếu sau 18 tuổi chưa có kinh thì được gọi là vô kinh nguyên phát. Nếu hành kinh mà thời gian ra huyết kéo dài hơn 7 ngày gọi là rong kinh.đây là sự rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Thậm chí có những bạn 2 - 3 tháng mới có một lần, hoặc một tháng có đến 2, 3 lần.

- Các em gái đang trong giai đoạn dậy thì, cơ thể đang có sự thay đổi về tâm sinh lý,tính chất kinh nguyệt sau khi có kinh có thể chưa đều, vòng kinh có thể dài 2-3 tháng, và mỗi lần có kinh có thể rất nhiều và kéo dài. Nguyên nhân do buồng trứng hoạt động chưa ổn định nên có những vòng kinh có rụng trứng và những vòng kinh không rụng trứng. Trong những vòng kinh không rụng trứng, có sự thiếu hụt progesterone nên có biểu hiện chu kỳ kinh dài, và khi có kinh thì ra huyết nhiều hoặc kéo dài. Tình trạng này được gọi là rong kinh rong huyết tuổi dậy thì.

- Lối sống sinh hoạt hàng ngày không ổn định: thức quá khuya, thiếu ngủ, yếu tố gây stress gây căng thẳng, lo âu, đau khổ… hay có sự thay đổi môi trường sống cũng có thể khiến kỳ kinh nguyệt của bạn gái không đều hoặc có những tháng bị chậm kinh.

- Rối loạn tiêu hóa: ăn quá nhiều, thức ăn nhiễm khuẩn gây rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, mất nước, mạch nhanh, huyết áp tụt làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

- Viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục, mắc các bệnh phụ khoa: viêm âm đạo, cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng… làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí vô kinh.

- Hoạt động thể lực quá sức: lao động nặng, luyện tập thể thao chuyên nghiệp (vận động viên), đòi hỏi làm việc với cường độ cao, tiêu hao năng lượng quá nhiều, tụt cân nhanh cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

- Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh lý (huyết áp, tiểu đường, tim mạch…) một số loại thuốc hormone nếu dùng không đúng sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt .

- Sử dụng chất kích thích: uống quá nhiều rượu cũng có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất và rối loạn nội tiết, làm chu kì kinh nguyệt không đều (http://khamphukhoa.edu.vn/kinh-nguyet-khong-deu.html), hoặc là biến mất.

Tuy nhiên có những trường hợp rối loạn kinh nguyệt rất nặng, lượng máu trong những ngày kinh mất đi nhiều sẽ, gây nên bệnh thiếu máu cấp hoặc thiếu máu mãn,cơ thể mệt mỏi dễ cáu gắt làm ảnh hưởng tới trí nhớ, sự tập trung, dẫn tới giảm chất lượng học tập của em gái.

Rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của bạn gái, nó tiềm ẩn các dấu hiệu của bệnh lý. Tình trạng rối loạn này kéo dài, hoặc rong huyết gây ảnh hưởng đến sức khỏe, các em cần phải được đưa đi khám phụ khoa xem có bị bệnh gì không. Điều này rất cần thiết cho việc tìm nguyên nhân gây chứng cường kinh, rong kinh của các em. Việc điều trị hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh (như u xơ tử cung, rối loạn nội tiết, bệnh về máu...).