PDA

Xem chế độ đầy đủ : Nâng xoang hàm trong cắm ghép implant thẩm mỹ



tuanha
11-12-2015, 04:06 PM
Nâng xoang hàm là kỹ thuật nhằm hỗ trợ việc cấy ghép implant trong trường hợp bị mất răng lâu ngày hoặc răng bị bệnh lý. Khi bạn quyết định trồng răng thì việc cắm implant là giải pháp thẩm mỹ và đạt độ an toàn cao cho răng. Tuy nhiên, nếu thể tích vùng xương bị mất răng không đủ khối lượng để đảm bảo cho việc cắm implant thì nâng xoang hàm ghép xương là giải pháp đầu tiên để cắm ghép implant thuận lợi.
Nâng xoang hàm trong cắm ghép implant
Vấn đề tạo nên thành công cho ca cấy ghép implant là khối lượng và số lượng xương hàm nơi mất răng để cắm implant vào. Xương hàm trên phía sau luôn được xem là một trong những vị trí đặt implant khó khăn nhất vì khối lượng và chất lượng xương không đủ và quá gần kề với xoang hàm. Khi đó đòi hỏi phải nâng xoang hàm, ghép xương trước khi tiến hành cắm implant.
Nâng xoang hàm là kỹ thuật khá đơn giản. Khi thực hiện nâng xoang hàm, bác sĩ sẽ tiến hành một đường rạch để bộc lộ xương, sau đó cắt bỏ một phần xương bộc lộ, theo dạng hình tròn. Vị trí tương ứng với phần xương được cắt bỏ này sau đó được nâng vào trong xoang hàm, đóng vai trò như một cửa sập và khoảng trống bên dưới được lấp đầy bởi vật liệu ghép xương. Nâng xoang hàm sẽ làm tăng kích thước chiều ngang xoang hàm trên vài mm để thuận lợi cho việc ghép xương trước khi cắm ghép implant.
http://kimdentistry.com.vn/wp-content/uploads/2015/07/cam-implant-8.jpg

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện ghép xương hỗ trợ nâng xoang hàm bằng xương tự thân hoặc bột xương nhân tạo. Tùy vào thể trạng của từng người mà bác sĩ nha khoa (http://nhakhoaucchau.com/) sẽ đưa ra phương án đặt implant ngay hay phải đợi từ 3-6 tháng để vùng ghép xương lành hẳn và ổn định.
Quy trình nâng xoang hàm trong cắm ghép implant tại Nha khoa Kim Dentistry
Nha khoa Kim Dentistry hiện là một trong những trung tâm thực hiện nâng xoang hàm an toàn và cho kết quả cao. Quy trình nâng xoang hàm tại đây được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra răng miệng
Đầu tiên bạn sẽ được kiểm tra răng miệng hoàn toàn để loại bỏ những chất tồn đọng, điều trị các bệnh nha chu để tránh gây nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật.
Bước 2: Chụp phim X-Quang kỹ thuật số 3D Cone beam CT
Không chỉ có máy x-quang pano-ceph, Nha khoa Kim Hospital tự hào là đơn vị đầu tiên sở hữu máy Cone Beam CT 3D công nghệ mới nhất 2014 tại Việt Nam. Máy Cone Beam CT 3D thực hiện cắt lớp hình vùng mặt, cho hình ảnh phim 3D tổng thể cấu trúc xương hàm, chi tiết từng vị trí mất răng, thiếu xương và hệ thống dây thần kinh.
Bước 3: Bác sĩ tư vấn kỹ thuật nâng xoang hàm và thực hiện cắm implant giả định
Sau khi làm các xét nghiệm đảm bảo bạn đủ điều kiện sức khỏe và kiểm soát tốt được các chỉ số về tim mạch, máu đông… bác sĩ sẽ thảo luận và giải thích cho bạn kỹ thuật ghép xương phù hợp để tiến hành phẫu thuật. Từ phim 3D có được từ máy Cone Beam CT, bác sĩ sẽ dùng phần mềm phân tích SIMPLANT đo đạc chính xác số lượng xương cần thêm vào, bao nhiêu là tốt nhất. Đồng thời thực hiện phẫu thuật cấy ghép ảo trên máy tính trong không gian 3 chiều, giúp bạn hiểu được quá trình cấy ghép xương của mình, thống nhất kế hoạch điều trị với bác sĩ.
ước 4: Nâng xoang hàm
Kỹ thuật ghép xương sẽ được thực hiện trước khi nâng xoang hàm.
Ghép xương tự thân: xương được lấy ra từ một phần khác của chính cơ thể bệnh nhân ghép vào nơi thiếu xương. Kiểu ghép xương này thường là có thể thấy trước được kết quả bởi vì nó đã là một thành phần đang hoạt động của cơ thể bệnh nhân. Nhưng thường bác sĩ sẽ khuyên bạn chọn bột xương nhân tạo.
Ghép xương nhân tạo: là một dạng xương sinh học được ghép vào nơi cần cắm Implant. Kiểu ghép xương này cũng rất hiệu quả và an toàn.
Bước 5: Nâng xoang hàm
Có 2 thủ thuật nâng xoang hàm:
Nâng xoang hàm kín: trong trường hợp thiếu ít xương, bác sĩ sẽ khoan 1 lỗ qua sóng hàm của phần mất răng, sau đó cho bột xương từ từ vào đúng chiều cao mong muốn. Trong trường hợp này có thể cắm Implant cùng lúc.
Nâng xoang hàm hở: Bác sĩ cắt nướu ở vùng bên sóng hàm mất răng, bóc tách nướu để bộc lộ xương hàm, tạo 1 cửa sổ nhỏ đi vào vùng xoang hàm. Sau đó dùng dụng cụ bóc tách màng xương hàm, vật liệu ghép xương được nhồi vào khoảng trống (giữa màng xoang và xương hàm) sau đó đợi xương phục hồi sẽ tiến hành cắm implant.
Bước 6: Cắm ghép Implant sau khi nâng xoang hàm
Sau khi nâng xoang hàm ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành cắm ghép implant. Quy trình cắm ghép implant được chia làm 2 giai đoạn. Đầu tiên, các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành cắm ghép implant cho bệnh nhân. Để cắm một cây implant mất khoảng 30 phút. Sau khi cấy ghép thành công, bạn cần từ 3-6 tháng để implant được dung nạp an toàn, xương bám dần quanh trụ implant nhằm ổn định độ an toàn và giữ chặt trong xương hàm. Sau khi implant đã tích hợp vào xương, bác sĩ sẽ phục hình răng sứ trên implant cho bệnh nhân. Thời gian bình phục mất từ 3-5 ngày. Khi đó, bạn sẽ có hàm răng đạt độ hoàn hảo về tính thẩm mỹ.
Bước 7: Phục hình răng sứ trên implant
Bác sĩ sẽ tiến hành phục hình răng sứ để kết thúc điều trị, mang lại cho khách hàng kết quả thẩm mỹ đẹp như mong muốn.
Bước 8: Đánh giá và kiểm tra lực tác động lên implant
Sau khi cắm ghép implant, bác sĩ sẽ chụp phim Cone Beam CT lần nữa để kiểm tra implant sao cho khít với vị trí cần đặt, đồng thời đánh giá sức chịu lực của implant cũng như khớp nhai của răng sứ để đảm bảo độ ổn định của implant vào chân răng.