PDA

Xem chế độ đầy đủ : Danh sách bệnh mà các mẹ đang mang thai dễ mắc phải



Tarix0293
05-09-2016, 02:18 AM
1. Bệnh cúm
Một trong những bệnh thai phụ hay mắc phải là bệnh cúm. Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do virus gây ra. Cúm rất dễ lây từ người này sang người khác, nhất là đối với phụ nữ mang thai vì khi có thai, sức đề kháng của người phụ nữ giảm đi.

Trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều vì thế các virus gây bệnh có nhiều khả năng “tấn công” hơn. Với những người có sẵn cơ địa nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể dẫn đến bị bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn gây nên.

Phụ nữ mang thai bị cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ. Khi người mẹ nhiễm cúm, hậu quả có thể là làm tăng khả năng sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non trong những tháng cuối của thai kỳ hoặc dẫn đến những dị tật bẩm sinh nhẹ ở thai nhi như: hở hàm ếch…

Để phòng ngừa bệnh cúm khi mang thai, thai phụ cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tinh thần tốt, không nên tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm cúm. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi có các biểu hiện của cúm mà cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định cụ thể. Những phụ nữ có kế hoạch sinh con (http://www.mekhonghoanhao.com/dau-de-sinh-con) nên tiêm vaccin phòng cúm trước khi mang thai 3 tháng đến 1 năm.
http://phunutoday.vn/upload_images/images/2014/04/21/Coi-chung-bi-cum-khi-mang-thai-1.jpg
2. Táo bón

Hơn 50% thai phụ thường gặp rắc rối với vấn đề đại tiện, chủ yếu là táo bón. Trong thời kì mang thai, chị em ít vận động, hơn nữa, nồng độ hormone progesteron trong máu tăng lên làm giảm nhu động ruột, thai phát triển gây chèn ép đại tràng khiến phân chậm di chuyển.
Những chất bổ dưỡng, các loại thuốc và thực phẩm chứa sắt thường gây nóng cho cơ thể. Đây cũng là nguyên gây ra táo bón ở các bà bầu.

Khi bị táo bón, nhiều thai phụ dễ bị ức chế, có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, hay cáu gắt, thậm chí chán ăn, suy kiệt sức khỏe, tinh thần… Điều này nếu kéo dài có thể khiến cơ thể mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng, thai nhi không được nuôi dưỡng đầy đủ, dẫn đến chậm phát triển, dễ mắc các khuyết tật, sau khi sinh sẽ có sức đề kháng kém…

Hơn nữa, phân tồn tại lâu trong đường tiêu hóa có chứa nhiều chất thải độc hại, khi không được bài tiết ra ngoài có thể xâm nhập trở lại qua đường tiêu hóa gây nhiễm độc ngoài ý muốn cho cả mẹ và thai nhi.

Để ngăn ngừa bệnh táo bó, khi mang thai, thai phụ nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả…

3. Chảy máu nướu răng

Mang thai khiến sức đề kháng của bạn giảm sút, lúc đó nướu răng sẽ mềm và rất dễ bị tổn thương. Triệu chứng của nó là thường là sưng đỏ do cao răng tích tụ ở chân răng gây đau nhức, biểu hiện qua những chứng bệnh về răng miệng như viêm nha chu, chảy máu chân răng…
Để phòng tránh tình trạng này, các bà bầu nên dùng chỉ nha khoa và đánh răng kỹ sau khi ăn. Nên đến nha sĩ để được tư vấn, bổ sung một số dưỡng chất cần thiết có lợi cho răng. Điều lưu ý đặc biệt là bạn không được chụp X quang hay gây mê lúc này.

4. Chứng khó thở

Vào cuối thai kỳ, khi sức ép của thai nhi đặt lên cơ hoành thì việc bạn khó thở là hoàn toàn bình thường. Khoảng một tháng trước khi sinh, chứng khó thở này sẽ giảm đi khá nhiều. Tuy nhiên bạn cũng cần để ý đến lượng máu trong cơ thể mình bởi vì thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng trên.
Vào thời gian này, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Mỗi khi khó thở, hãy tập động tác ngồi chồm hổm và thở sâu, từ từ. Kê thêm một cái gối khi ngủ cho dễ thở.

fireflies
08-19-2016, 10:59 AM
cúm là rất hay gặp ở bà bầu