PDA

Xem chế độ đầy đủ : Triệu chứng và biến chứng thoát vị rốn



haitacc
06-13-2014, 08:35 AM
Triệu chứng và biến chứng thoát vị rốnRốn là một bộ phận đặc biệt nhạy cảm ở trẻ sơ sinh. Vì thế bố mẹ cần lưu ý khi thấy những biểu hiện sức khỏe (https://www.yton.vn/kien-thuc-pho-thong/) bé đau bụng, thường ở vùng rốn của bé để phát hiện sớm nhất chứng thoát vị rốn.
1. Các triệu chứngcủa thoát vị rốn.
Thoát vị rốn sẽ tạo ra khối sưng phình mềm gần rốn. Khối sưng phình có thể ít hơn 1/2 inch đến khoảng 2 inches (vào khoảng 1 đến 5 cm) đường kính chỉ có thể thấy khi bé khóc hoặc ho. Và khi bé hết khóc hay nằm ngửa thì chỗ phình cũng biến mất.
Cách nhận biết thoát vị rốn là khi có một khối tròn trồi lên ngay tại vị trí rốn chứa ruột hay màng nối bên trong. Tình trạng da và mô dưới da trên khối này còn nguyên vẹn.
Phần rốn lồi này ấn vào thấy mềm không đau, và khi nằm nghiêng hay ấn vào sẽ xẹp xuống có thể to lên khi bé khóc, ho hay ưỡn người… nhỏ đi hoặc biến mất khi bé thư giãn.
file:///C:\Users\johnny\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01 \clip_image001.jpg
Chứng thoát vị rốn ở trẻ em thường không gây đau tuy nhiên cần đưa bé đi bệnh viện khẩn cấp nếu bé có thoát vị rốn và thêm các triệu chứng: nôn mửa, chỗ lồi trở nên mềm sưng hoặc đổi màu có vẻ đau đớn.Bụng của trẻ có vẻ to tròn và "đầy" hơn bình thường. Hay các biểu hiện như sốt, khó đi ngoài hoặc hoàn toàn không đi ngoài hay là có máu trong phân.
Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng đối với trường hợp của người lớn. Liên lạc ngay với với bác sĩ nếu có chỗ phình gần rốn và xảy ra tình trạng trở nên đau đớn. Các bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán và điều trị để ngăn ngừa các biến chứng.

2. Các loại thoát vị rốn
- Thoát vị rốn tong tháng đầu tiên chỉ hơi sưng lồi lên hoặc nhìn thấy khối thoát vị đường kính dưới 2cm. Thường là sau đó sẽ giảm dần theo thời gian khi các cơ bụng của bé phát triển và khỏi hẳn.
- Thoát vị rốn xuất hiện to và thường xuyên, đường kính lớn hơn 2cm, có xu hướng tăng kích thước theo thời gian có nguy cơ dễ gây biến chứng cần được theo dõi sát.
- Thoát vị dạng vòi voi do những bộ phận như một phần , lá lách, gan, mạc nối ruột, một phần phúc mạc ở trong rốn. Loại thoát vị rốn dạng vòi voi này thường được phát hiện trong trước sinh hoặc ngay sau đẻ và thường được xử lý ngay trong giai đoạn sơ sinh tại bệnh viện.
file:///C:\Users\johnny\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01 \clip_image003.jpg
3. Các biến chứng
Đối với trẻ em, các biến chứng của thoát vị rốn là rất hiếm. Nhưng vẫn có thể xảy ra khi các mô lồi bị giữ lại và không thể được đẩy trở lại vào khoang bụng. Lượng máu các phần của ruột bị mắc kẹt và có thể dẫn đến đau và tổn thương mô.
Khi các phần bị mắc kẹt trong ruột hoàn toàn bị cắt nguồn cung cấp máu sẽ dẫn đến hoại tử. Khi đó nhiễm trùng có thể lan rộng ra khắp ổ bụng, trẻ có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Còn ở người lớn thoát vị rốn nhiều khả năng biến chứng thành tắc nghẽn ruột. Để điều trị các biến chứng cần tiến hành phẫu thuật khẩn.
Khi ở trẻ xuất hiện các hiện tượng: da vùng rốn trở nên đổi màu tím tái do đoạn ruột bị nghẹt không được cung cấp máu đầy đủ, các biểu hiện khác như đột ngột trở nên quấy khócbứt rứt, nôn ói , bỏ bú,. đau bụng…hãy lập tức đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các nhi khoa để được các bác sĩ điều trị.
4. Các xét nghiệm và chẩn đoán
Thoát vị rốn là một chẩn đoán trong khám lâm sàng. Việc khám lâm sàng tại các phòng khám (https://www.yton.vn/phong-kham/) có thể chẩn đoán và giúp điều trị bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu hoặc nghiên cứu hình ảnh như siêu âm bụng hoặc X quang trong trường hợp chẩn đoán biến chứng.