Ðăng nhập

Xem chế độ đầy đủ : Cẩn trọng với triệu chứng đau bụng kèm theo sốt



hoangnguyen102099
06-29-2018, 09:44 PM
Dựa vào vị trí đau và các triệu chứng kèm theo, chúng ta có thể chẩn đoán một số dạng đau bụng phổ biến như:



1. ĐAU BỤNG QUANH RỐN
– Các cơn đau xuất hiện từng cơn, kèm theo nôn ói, tiêu chảy và sốt… có thể là biểu hiện của ngộ độc thức ăn. Nguyên nhân chủ yếu do chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm ôi thiu, có chứa hóa chất bảo quản, chất tạo màu, thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng…

Ngay sau khi bị ngộ độc, cần giúp người bệnh đào thải hết chất độc ra ngoài bằng cách kích thích nôn. Đồng thời, cần bổ sung nước và chất điện giải để tránh tình trạng mất nước. Nếu kèm theo sốt cao, kiệt sức, cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

– Nếu đau bụng kèm sốt, tiêu chảy có máu, lúc này, bạn cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám vì rất có thể đó là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường ruột. Nguyên nhân do tiếp xúc với các đồ vật có chứa vi khuẩn hay qua đường ăn uống. Các vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa, tiêu diệt vi khuẩn có lợi, làm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiêu hóa thức ăn, gây ra các hiện tượng đau bụng, tiêu chảy kèm sốt.



– Trong trường hợp đau bụng quanh rốn, cơn đau âm ỉ, kéo dài khoảng vài ngày, sau đó những cơn đau này mới chuyển sang đau dữ dội, kèm theo chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, buồn nôn, tiêu chảy hoặc có trường hợp lại táo bón thì rất có thể người bệnh bị rối loạn tiêu hóa.

Trong khi bị nhiễm khuẩn đường ruột, người bệnh cần được nghỉ ngơi, ăn cháo, uống nhiều nước, nhưng không ăn quá no và cần bổ sung men tiêu hóa đối với trẻ em.



2. ĐAU BỤNG DƯỚI BÊN PHẢI
– Đau bụng âm ỉ, liên tục, tăng dần, lúc đầu thường đau ở khu vực xung quanh rốn sau đó khu trú dần về hố chậu phải, kèm theo các triệu chứng khác như nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt nhẹ hoặc sốt vừa… Đây là biểu hiện thường gặp của bệnh viêm ruột thừa, bệnh nhân cần được đưa tới bệnh viện để kịp thời xử lý trong vòng 24 giờ.


3. ĐAU BỤNG VÙNG THƯỢNG VỊ: ĐAU BỤNG KÈM SỐT
Đây cũng có thể là những triệu chứng của các bệnh lý ngoài đường tiêu hóa như: áp – xe gan, sỏi mật, viêm tụy… Để có chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh lý thì người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.



4. ĐAU BỤNG DƯỚI BÊN TRÁI
Đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, táo bón… là biểu hiện phổ biến của bệnh viêm đại tràng (http://daitrang.net) thể nhiệt. Những đợt cấp có thể kèm theo sốt nóng hoặc lạnh, mệt mỏi, chán ăn, sút cân. Để được kết luận chính xác về bệnh, bạn cần đến các cơ sở y tế để nội soi.

Đau bụng mạn tính (kéo dài) thật sự nguy hiểm nếu xuất hiện ở người trên 40 tuổi, trong gia đình có tiền sử ung thư đại tràng và kèm theo các biểu hiện: sụt cân không rõ nguyên nhân, đi tiêu ra máu, sốt nhẹ kéo dài, hay bị tiêu chảy hoặc táo bón. Đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm như ung thư hoặc viêm loét đường tiêu hóa. Người bệnh cần gặp bác sĩ sớm để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời.



5. ĐAU BỤNG DỌC KHUNG ĐẠI TRÀNG
Trường hợp, người bệnh gặp các triệu chứng như đau quặn hoặc đau âm ỉ dọc theo khung đại tràng. Khi đau bụng sẽ kèm theo cảm giác buồn đi đại tiện hoặc trung tiện, đi đại tiện nhiều lần trong ngày, phân lỏng, nát có khi kèm theo máu và chất nhầy. Luôn có cảm giác muốn đi ngoài và đau trong hậu môn sau khi đi đại tiện. Người bệnh thường bị tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ, luôn có cảm giác căng tức vùng bụng, đầy hơi khó chịu. Cảm giác sẽ càng tăng lên khi ăn những đồ ăn lạ, uống nhiều bia, rượu… thì có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng, nhưng chủ yếu vẫn là do chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, cũng có thể do hiện tượng thiếu máu cục bộ đến đại tràng, tác dụng phụ của các loại thuốc Tây khi sử dụng quá nhiều…



CÁCH XỬ TRÍ KHI BỊ ĐAU BỤNG
* Với các trường hợp đau nhẹ
Bạn chỉ cần nghỉ ngơi tại nhà và uống một ít nước lọc, tránh thức ăn đặc. Nếu có nôn, nhịn ăn trong 6 giờ, sau đó ăn một ít thức ăn nhẹ. Nếu đau thượng vị và đau sau bữa ăn, các thuốc kháng acid có thể làm dịu đau, nhất là khi bạn cảm thấy xót ruột hay đầy hơi. Tránh dùng chanh, thức ăn béo, thức ăn chiên xào, các sản phẩm có cà chua, cà phê, rượu và nước ngọt có ga. Bạn có thể thử dùng các thuốc ức chế H2 (cimetidine, nizatidine, hoặc ranitidine). Sau khi dùng thuốc nếu tình trạng vẫn tiếp tục xấu đi thì nên đi khám bệnh sớm để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Tránh dùng aspirin, ibuprofen, các loại thuốc giảm đau có chứa opiod (á phiện) nếu không có ý kiến của bác sĩ. Nếu biết chắc chắn cơn đau không liên quan đến gan, bạn có thể dùng paracetamol.

Đối với các trường hợp đau bụng đi ngoài, rối loạn tiêu hóa hoặc viêm đại tràng thì ngoài sử dụng các loại thuốc tây để giảm đau, cầm đi ngoài thì người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đại tràng Tâm Bình. Đây là sản phẩm của công ty dược phẩm Tâm Bình với thành phần bao gồm 12 vị dược liệu quý như:

– Hoàng liên có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, kháng khuẩn, chống viêm, cầm đi lỏng, lợi mật.

– Trần bì, Sa nhân, Sơn tra, Mạch nha và Mộc hương bắc giúp hành khí, trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, giảm các chứng đau chướng bụng.

– Nhục đậu khấu làm ấm tỳ vị, hành khí, giảm đau bụng, giúp ăn ngon miệng, trị tiêu chảy.

– Đẳng sâm, Bạch truật, Bạch linh và Cam thảo có công dụng cam ôn ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon tiêu hóa tốt.

Đại tràng Tâm Bình được bào chế dưới dạng viên nang tiện sử dụng, độ rã nhanh, đem lại hiệu quả cao hơn cho người bệnh. Do được sản xuất hoàn toàn từ thảo dược, không trộn thuốc tây nên Đại tràng Tâm Bình không có tác dụng phụ, an toàn đối với người bệnh. Chỉ cần 3 viên một lần trước mỗi bữa ăn, ngày chia 2 lần, bạn có thể yên tâm tạm biệt nỗi lo đau bụng, đi ngoài.

* Với các trường hợp đau nặng, dữ dội
Người bệnh cần đi khám bệnh ngay khi có các triệu chứng sau:

– Đau đột ngột và dữ dội ở bụng; đau lan đến ngực, cổ và vai

– Nôn ra máu hoặc có máu trong phân (đặc biệt khi phân có màu nâu đen hoặc đen). Bụng cứng như tấm bảng, ấn vào thấy đau; không đi tiêu được, đặc biệt khi kèm nôn; đầy hơi kéo dài hơn 2 ngày hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 5 ngày

– Đau kèm theo sốt trên 38 độ C

– Đi tiểu lắt nhắt và cảm giác nóng buốt khi đi tiểu

– Đau trong thai kỳ (hoặc nghi ngờ có thai), biếng ăn kéo dài và sút cân không rõ nguyên nhân.

Trên đây là những thông tin về bệnh lý đau bụng kèm theo sốt cũng như những điều cần lưu ý. Người bệnh lúc này cần tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ, đồng thời xây dựng một chế độ ăn khoa học, góp phần giảm những tổn thương cho đại tràng như:

– Sử dụng thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc

– Hạn chế đồ ăn vỉa hè không đảm bảo vệ sinh, không sử dụng thực phẩm tái sống (gỏi, nem chua, rau sống…).

– Hạn chế đồ nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng (ớt, hạt tiêu…)

– Nói không với các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga, socola, trà…

– Không sử dụng các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, bánh kẹo ngọt vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này, do đó ăn vào sẽ gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy

– Tăng cường chất xơ (có nhiều trong rau củ quả) giúp đại tràng co bóp tốt, hạn chế táo bón như rau ngót, rau muống, rau cải.

– Ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin cho cơ thể hàng ngày.

– Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn, cần đảm bảo bữa ăn phải cân đối và đủ chất xơ, ăn nhiều rau củ quả. Uống nước nhiều mỗi ngày và có chế độ tập luyện, vận động thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bạn gặp các triệu chứng đau bụng dữ dội, sốt cao, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, tiêu chảy liên tục trong ngày, bạn không nên tự chữa trị tại nhà mà cần đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời, tránh những biến chứng có thể xảy ra.