PDA

Xem chế độ đầy đủ : Cảnh giác với bệnh hay quên



jepsond12
09-09-2014, 11:28 AM
Nói trước - quên sau, ăn rồi bảo chưa, quên giật nước sau khi đi toilet, không khóa cửa khi ra ngoài... là những biểu hiện suy giảm trí nhớ (http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/tu-van/canh-giac-voi-benh-hay-quen-3074247.html). Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống thường nhật.

Mỗi khi có khách tới nhà, bà Mai (65 tuổi, Giải phóng, Hà Nội) lại than thở chuyện bị bỏ đói, khiến nàng dâu nhiều phen đỏ mặt vì mang oan tiếng ác. Thực tình, bà Mai đãng trí gần một năm nay, ăn rồi bảo chưa và đôi khi quên những chuyện vừa mới xảy ra.

Anh Hải (32 tuổi) ở TP HCM nửa năm trở lại đây thường xuyên quên giấy tờ, tài liệu công việc... và không nhớ hết các việc sếp giao. Sau nhiều lần khiển trách và trừ lương, anh Hải từ vị trí trợ lý tổng giám đốc bị điều chuyển xuống bộ phận hành chính, văn phòng do làm lỡ dở hợp đồng của công ty. Sự cố này khiến anh nhớ đời và làm gì cũng phải ghi chú lại để tránh tình trạng bỗng dưng quên.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng – Trưởng khoa Tâm Thần kinh, bệnh viện Lão khoa Trung ương, suy giảm trí nhớ là dấu hiệu đầu tiên và thường gặp nhất của các bệnh thoái hóa thần kinh (như sa sút trí tuệ). Ban đầu, người bệnh chỉ giảm trí nhớ gần, thường quên điều mình vừa nói và các công việc cần làm…

Trong giai đoạn sau, người bệnh giảm trí nhớ dài, bị hoang tưởng, rối loạn cảm xúc, tổn thương ngôn ngữ, mất khả năng sinh hoạt hàng ngày... Nghiên cứu của Viện Lão khoa Trung ương công bố tháng trước cho thấy năm 2008 có khoảng 4,6% người cao tuổi ở nước ta mắc bệnh sa sút trí tuệ, nhưng nay đã tăng gấp đôi. Những năm 90, ở độ tuổi 40, tỷ lệ dân số bị sa sút trí tuệ chỉ chiếm 0,1%.


http://m.f13.img.vnecdn.net/2014/09/04/alzheimer-foto-anziana-22-2254-1409796405.jpg
Suy giảm trí nhớ là dấu hiệu đầu tiên và thường gặp nhất của hội chứng sa sút trí tuệ.

Suy giảm trí nhớ diễn biến âm thầm và nặng dần theo tuổi tác, thường dẫn đến các bệnh sa sút trí tuệ nguy hiểm như Alzheimer (theo nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương, tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer tại Việt Nam hiện nay là khoảng 6%), Parkinson, teo não...

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thi Hùng - Phó chủ tịch Hội thần kinh học TP HCM cho hay, tai biến mạch máu não và đái tháo đường thường dẫn tới suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó, yếu tố nguy cơ từ các gốc tự do (free radical) cũng khiến bệnh bộc phát và trầm trọng hơn. Gốc tự do làm xơ hóa các bao myelin và các đầu sợi trục tế bào thần kinh làm chức não bị rối loạn, hệ thống mạch máu cũng bị suy yếu dưới tác động của gốc tự do dẫn đến não kém tập trung và giảm khả năng ghi nhớ.

Ngày nay, chứng suy giảm trí nhớ có xu hướng lấn sang nhóm người trẻ, dưới 40 tuổi. Hiện có khoảng 20-30% người trẻ mắc các bệnh về trí nhớ. Nhịp sống hiện đại, gấp gáp, nhiều áp lực và thói quen sử dụng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia, thuốc lá… tạo ra rất nhiều gốc tự do. Chứng bệnh này khiến họ tập trung kém, giảm tư duy, hay quên, giảm khả năng kiểm soát stress và hiệu suất lao động... Họ dễ nổi nóng, căng thẳng và thường gặp khó khăn trong công việc, cuộc sống.


http://m.f13.img.vnecdn.net/2014/09/04/1-5454-1409796405.jpg
Các gốc tự do (free radical) là những nguyên tử, phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng, làm xơ hóa các bao myelin và các đầu sợi trục tế bào thần kinh. Đây là yếu tố nguy cơ gây nên bệnh suy giảm trí nhớ.

Theo báo cáo của Hội Thần kinh học TP HCM, có đến 91% bệnh nhân suy giảm trí nhớ chưa được chú ý điều trị và có khoảng 50% số người suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ 3 năm sau đó. Bản thân người bệnh và gia đình lại thường coi đó là biểu hiện của tuổi tác hoặc do tính đãng trí thông thường.

Tuy nhiên, khi bệnh biểu hiện rõ rệt và tiến triển thành các bệnh sa sút trí tuệ, Parkinson, Alzheimer... thì khả năng phục hồi rất khó. Do vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc phòng ngừa và “chặn đứng” các biểu hiện suy giảm trí nhớ ngay từ sớm là yếu tố tiên quyết để dự phòng và tránh các diễn tiến xấu, biến chứng nguy hiểm của bệnh.


Đồng An