PDA

Xem chế độ đầy đủ : 3 sai lầm khiến trẻ nhỏ gặp nguy hiểm khi bị kiến ba khoang đốt



Mẹ Bơ
12-03-2019, 09:41 PM
Mùa mưa chính là mùa cao điểm kiến ba khoang hoành hành. Nọc độc khủng khiếp của chúng là “cơn ác mộng” của nhiều người, đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ.
Nọc độc của kiến ba khoang mạnh gấp 15 lần rắn hổ
Kiến ba khoang có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, vào đêm chúng thường hoạt động mạnh hơn. Chúng thường bay vào nhà qua cửa sổ, cửa chính khi thấy ánh sáng. Bởi đặc tính của kiến ba khoang là thích ánh sáng.

Thời gian này đang là mùa cao điểm kiến ba khoang hoành hành
Trong cơ thể của loài kiến này có chứa độc tố Pederin, mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ. Pederin còn có tính xuyên thấm qua da. Bởi vậy khi giết kiến ba khoang trực tiếp bằng tay hoặc chân, độc tố này sẽ làm viêm da nặng.
Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, độc tố trong kiến gây phồng rộp khó chịu. Nặng hơn có thể gây sốt, gây loét, phù nề, hoại tử. Thậm chí, nếu vô tình Pederin dính vào mắt sẽ gây viêm kết mạc, có trường hợp bị mù tạm thời.
Đáng ngại nhất là kiến ba khoang đông và sinh sôi nhanh. Hơn nữa rất khó diệt kể cả khi dùng các loại thuốc xịt côn trùng thông thường.
Sai lầm thường gặp của cha mẹ khi trẻ bị kiến ba khoang đốt
Khi thấy con bị kiến ba khoang đốt, các mẹ đã có những pha xử lý “nhanh tay” nhưng lại vô cùng “sai lầm”. Vô tình khiến tình trạng của trẻ càng xấu đi.
Diệt kiến ba khoang trực tiếp bằng tay
Vì lo sợ trẻ nhỏ bị kiến cắn nên khi vừa thấy chúng xuất hiện nhiều mẹ đã nhanh tay “tiêu diệt” ngay. Hành động này khiến Pederin tiết ra và dính vào da của trẻ. Trường hợp này da trẻ vẫn có thể bị phồng rộp dù kiến chưa đốt.
Bởi vậy, khi có “vị khách không mời” này xuất hiện, mẹ nên dùng giấy hoặc bất kỳ vật nào để gạt chúng ra khỏi người trẻ trước. Tuyệt đối không dùng tay bắt, miết hoặc giết kiến.
Cần nhanh chóng rửa bằng nước sạch với xà phòng khi bị kiến ba khoang đốt
Dùng mẹo dân gian để xử lý
Cha mẹ thường hốt hoảng khi thấy da con xuất hiện những nốt phồng rộp, sưng đỏ. Và không ít phụ huynh dùng các bài thuốc truyền miệng để đắp lên vết thương của trẻ. Thực tế, việc này đã làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trên da của trẻ.
Không đưa trẻ đi khám kịp thời
Ở trẻ nhỏ, vết thương bị viêm nhiễm do kiến ba khoang thường lâu lành hơn so với người lớn. Bởi sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện. Cộng thêm việc trẻ chưa ý thức được nên gãi thường xuyên làm tăng nguy cơ bị bội nhiễm.
Để an tâm, ngay khi phát hiện các vết rộp, loét loang rộng nghi nhờ do kiến ba khoang, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để được khám và điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh kiến ba khoang
- Để kiến ba khoang bay vào nhà, bạn nên hạn chế mở cửa vào buổi chiều tối.
- Sử dụng cửa lưới ngăn côn trùng. Thay thế bóng đèn ánh sáng trắng xanh bằng ánh sáng vàng.
- Tránh đứng dưới bóng đèn sáng ở những nơi công cộng. Cần chú ý khi làm việc dưới ánh đèn vì kiến rất hay xuất hiện ở nơi có đèn sáng.
- Tuyệt đối không dùng tay trần để bắt, miết và giết.
- Giũ mạnh khăn mặt và quần áo trước khi dùng.
- Trước khi đi ngủ nên trải và giũ giường chiếu, chăn màn. Đặc biệt là khu vực phòng ngủ, khu vui chơi và sinh hoạt của trẻ nhỏ.
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh khu vực nhà ở.
- Cần nhanh chóng rửa bằng nước sạch với xà phòng tại phần da nghi ngờ bị chất độc Pederin xâm nhập.
Nếu vùng da bị viêm có dấu hiệu chuyển biến nặng hơn. Mẹ đừng chần chừ mà hãy đưa ngay trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.