PDA

Xem chế độ đầy đủ : Virus tay chân miệng (Enterovirus) - những điều cần biết



tramy98
05-17-2021, 07:03 PM
Enterovirus (http://viendalieu.com.vn/virus-tay-chan-mieng-1560/) là nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng, gặp nhiều nhất ở trẻ em. Loại virus tay chân miệng này khu trú tại đường tiêu hóa của con người. Vậy Enterovirus là gì, có nguy hiểm không, điều trị và dự phòng như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
I. Enterovirus là gì?
1. Khái niệm, phân loại
Tay chân miệng do một vài nhóm virus thuộc họ virus đường ruột Enterovirus gây nên. Enterovirus bao gồm:
Coxsackievirus A1 đến A21, A24 và B1 đến B6.
Echovirus 1 đến 7, 9, 11 đến 21, 24 đến 27 và 29 đến 33: nhóm virus trong đường ruột không gây bệnh.
Enterovirus 68 đến 71, 73 đến 91 và 100, 101.
Virus bại liệt: Poliovirus typ 1, 2 và 3.
Trong 4 nhóm trên, virus gây bệnh tay chân miệng là Coxsackievirus A16, Enterovirus 71 và một số virus đường ruột khác.
Coxsackievirus A16 là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất nhưng có thể tự khỏi sau vài ngày và ít gây biến chứng.
Ngược lại, Enterovirus 71 hiếm gặp hơn nhưng lại dễ gây các biến chứng thần kinh, tim mạch nguy hiểm đến tính mạng.
2. Khả năng tồn tại của Enterovirus ở môi trường bên ngoài
Enterovirus bị đào thải ra môi trường bên ngoài từ phân, dịch hô hấp bắn ra, nước bọt, dịch từ các mụn nước…
Ở nhiệt độ lạnh, Enterovirus tồn tại lâu hơn.
Enterovirus có thể tồn tại ở nhiều mức pH khác nhau: pH 3-9.
Enterovirus bị bất hoạt bởi các tác nhân: nhiệt độ 56°C trong 30 phút, tia cực tím, tia gamma.
Enterovirus dễ bị bất hoạt bởi các dung dịch sát khuẩn thông thường như formol, thuốc tím, nước oxy già…
3. Quá trình gây bệnh của Enterovirus
Khi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hay tiêu hoá, Enterovirus thường khu trú tại niêm mạc má, niêm mạc ruột vùng hồi tràng và gây nhiễm khuẩn tại chỗ.
Từ đó, virus xâm nhập vào máu gây ra các triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết: sốt, mệt mỏi, biếng ăn...
Sau đó, virus theo máu đến niêm mạc miệng và da, gây nên các vết loét ở miệng và phát ban ở da.
Phát ban đỏ tập trung ở tay, chân rồi hình thành mụn nước.
Sau 7-10 ngày chăm sóc tại nhà, bệnh tay chân miệng sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu căn nguyên gây bệnh là Enterovirus 71, bệnh có thể diễn biến xấu đi và gây nhiều biến chứng không lường trước được.
II. Khả năng gây bệnh và mức độ nguy hiểm của Enterovirus
1. Khả năng gây bệnh của Enterovirus
Enterovirus có khả năng gây bệnh quanh năm, đặc biệt là thời tiết giao mùa từ tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 12.
Virus thường gây bệnh ở trẻ em dưới 10 tuổi, tập trung ở trẻ dưới 3-5 tuổi và nguy hiểm hơn ở trẻ 1-2 tuổi. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể nhiễm Enterovirus.
Bệnh do Enterovirus có mặt khắp nơi trên thế giới, thường phổ biến hơn ở các nước đang phát triển như khu vực Đông Nam Á, Châu Phi…
2. Mức độ nguy hiểm của Enterovirus
Bệnh gây ra bởi Enterovirus thường lành tính và tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, Enterovirus 71 là chủng dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến người bệnh. Một số biến chứng dễ xảy ra bởi Enterovirus 71:
2.1. Bội nhiễm trên da
Những mụn nước trên da nếu không được chăm sóc cẩn thận rất dễ bội nhiễm tụ cầu, liên cầu. Từ đó gây lở loét, hoại tử da và để lại sẹo thâm, sẹo lõm mất thẩm mỹ.
2.2. Mất nước
Sốt cao liên tục có thể khiến cơ thể trẻ mất nước và điện giải nhanh chóng. Từ đó dễ gây giảm lưu lượng tuần hoàn khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, li bì… Trường hợp nặng hơn có thể gây sốc.
2.3. Biến chứng thần kinh: Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não.
Rung giật cơ theo cơn ngắn 1-2 giây: chủ yếu ở tay và chân, dễ xuất hiện khi bắt đầu giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa.
Ngủ gà, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược.
Rung giật nhãn cầu.
Yếu, liệt chi.
Liệt dây thần kinh sọ não.
Co giật, hôn mê là dấu hiệu nặng, thường đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn.
Tăng trương lực cơ.
2.4. Biến chứng tim mạch, hô hấp: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch
Mạch nhanh > 150 lần/phút.
Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh. Giai đoạn đầu có huyết áp tăng cao. Giai đoạn sau mạch, huyết áp không đo được.
Khó thở: Thở nhanh, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản, thở nông, thở bụng, thở không đều.
Phù phổi cấp: Sùi bọt hồng, khó thở, tím tái, phổi nhiều ran ẩm, nội khí quản có máu hay bọt hồng.
III. Khả năng lây lan và cách phòng ngừa Enterovirus
1. Khả năng lây lan của Enterovirus
Enterovirus rất dễ lây lan trong cộng đồng tạo thành dịch. Năm 1998, dịch tay chân miệng bùng phát ở Đài Loan đã khiến hơn 100.000 người mắc bệnh và gây những hậu quả nặng nề.
Enterovirus có thể lây qua hai đường chính sau:
Đường tiêu hoá: trẻ mút tay, ngậm đồ chơi dính virus hay ăn thực phẩm dính virus…
Đường hô hấp: trẻ hít phải virus từ dịch bắn hô hấp của người bệnh hay người lành nhiễm virus.
2. Phòng ngừa Enterovirus
Trên thị trường Việt Nam hiện nay chưa có vacxin phòng Enterovirus. Do đó, chúng ta cần thực hiện một số phương pháp phòng bệnh không đặc hiệu sau:
Thực hiện ăn chín uống sôi nhằm tránh virus tồn tại trên thực phẩm.
Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh hay người nghi mắc bệnh.
Hình thành thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho trẻ, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Khuyến cáo trẻ không sử dụng chung đồ chơi, đồ dùng cá nhân với trẻ mắc bệnh.
Xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Thu gom và xử lý phân đảm bảo vệ sinh.
IV. Nguyên tắc điều trị bệnh do Enterovirus
Hiện tại, bệnh gây ra do Enterovirus chưa có thuốc đặc trị nên nguyên tắc điều trị tập trung điều trị triệu chứng. Điều trị cụ thể như sau:
1. Chăm sóc tổn thương da
Vệ sinh mụn nước bằng dung dịch sát khuẩn để phòng tránh bội nhiễm trên da. Tiêu chí lựa chọn dung dịch kháng khuẩn:
An toàn, không gây xót da.
Hiệu quả kháng khuẩn nhanh và mạnh.
Có thể sử dụng với những vùng da nhạy cảm như niêm mạc miệng…
Một số dung dịch kháng khuẩn đáp ứng các tiêu chí trên: dung dịch kháng khuẩn Dizigone...
Tổn thương da sau khi khô se rất dễ để lại sẹo thâm, sẹo lõm do cơ địa. Do đó, chúng ta cần sử dụng dưỡng ẩm và ngừa thâm sẹo cho vùng da sắp lành. Một sản phẩm ngừa thâm sẹo hiệu quả và an toàn cho làn da của trẻ là kem Dizigone Nano Bạc.
Lau người bằng nước ấm và khăn sạch hằng ngày.
2. Hỗ trợ điều trị triệu chứng
Giảm đau, hạ sốt: sử dụng paracetamol. Tuyệt đối không sử dụng aspirin cho bệnh nhân đang nhiễm virus vì có thể gây hội chứng Reye. Đây là hội chứng liên quan đến chuyển hoá nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Theo dõi sát sao tình trạng của trẻ, đưa trẻ đi bệnh viện nếu có dấu hiệu của biến chứng thần kinh như: ngủ li bì, giật mình lúc ngủ, nói sảng…
3. Chế độ ăn và thói quen sinh hoạt
Chế độ ăn uống:
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, nên ăn đồ ăn mềm, lỏng, thanh đạm và uống đủ nước. Một số món ăn bổ dưỡng: cháo đậu đỏ ý dĩ, cháo đậu xanh thịt băm…
Không nên cho trẻ ăn đồ ăn cay nóng, chua vì gây đau rát niêm mạc miệng.
Không nên ăn rau muống, thịt bò, đồ nếp… vì có thể gây sẹo trên da.
Nên kiêng thực phẩm nguồn gốc bơ sữa như phô mai, váng sữa, bơ… vì sẽ kích thích da tiết nhiều dầu nhờn. Từ đó da dễ dính bẩn, dễ bội nhiễm da.
Thói quen sinh hoạt:
Không dùng chung đồ dùng cá nhân, quần áo, chăn màn với người bệnh.
Rửa tay thường xuyên với xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
Không gãi vỡ mụn nước, nên đeo găng hay và cắt móng tay cho trẻ.
Khử khuẩn đồ chơi của trẻ, quần áo và đồ dùng cá nhân bằng dung dịch cloramin B.
Thực hiện đúng 3 bước điều trị triệu chứng trên, bệnh nhân sẽ khỏi sau 7-10 ngày. Trong quá trình điều trị, nếu bệnh nhân sốt cao liên tục, thở nhanh, khó thở, giật mình, vã mồ hôi, nôn nhiều… cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay.
Trên đây là bài viết về nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng - virus đường ruột Enterovirus: khái niệm, mức độ nguy hiểm, dự phòng và điều trị. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích đến bạn đọc! Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về các thông tin liên quan đến bệnh tay chân miệng, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp.