PDA

Xem chế độ đầy đủ : Hướng dẫn chăm sóc và điều trị tại nhà hiệu quả cho bé bị tay chân miệng độ 1



tramy98
05-28-2021, 09:33 AM
Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ. Độ 1 (http://viendalieu.com.vn/be-bi-tay-chan-mieng-do-1-1174/)là phân độ nhẹ nhất trên lâm sàng với những tổn thương trên da và niêm mạc. Tuy nhiên nếu các mẹ không biết cách chăm sóc và xử trí đúng cách, tay chân miệng hoàn toàn có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
I. Dấu hiệu nhận biết bé bị tay chân miệng độ 1
Tay chân miệng độ 1 là cấp độ nhẹ nhất của bệnh và các mẹ hoàn toàn có thể tự chăm sóc và điều trị cho bé ngay tại nhà. Bệnh với các biểu hiện trên da và niêm mạc có thể gây nhầm lẫn với một số bệnh khác như thủy đậu, sởi, sốt phát ban. Vì vậy mà bố mẹ cần chú ý một số dấu hiệu của bệnh như sau:
1. Giai đoạn khởi phát:
Sau thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn khởi phát với các dấu hiệu sớm như sốt (38-39 °C), mệt mỏi, đau cổ họng, nôn. Đây là giai đoạn với các triệu chứng không điển hình, dễ gây nhầm lẫn.
2. Giai đoạn toàn phát:
Bệnh gọi là tay chân miệng do có các triệu chứng điển hình ở vùng miệng, tay và chân trong giai đoạn này. Cụ thể:
Vết phát ban dạng phỏng nước: xuất hiện tập trung ở vùng miệng, lòng bàn chân, lòng bàn tay, ngoài ra có thể ở mông, gối. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa. Các bọng nước có thể vỡ ra, hình thành nên các vết loét và gây đau cho bé.
Vết loét miệng: đường kính 2-3 mm, xuất hiện ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, bên trong má gây đau, khiến bé chán ăn, bỏ bú, quấy khóc, tăng tiết nước bọt do đau họng không nuốt được.
Phần lớn tay chân miệng độ 1 ở trẻ không nguy hiểm, thậm trí có thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, cần chăm sóc cho bé đúng cách và theo dõi thường xuyên để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
II. Chăm sóc cho trẻ bị tay chân miệng độ 1 tại nhà
Chân tay miệng do vi rút gây ra và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, bố mẹ có thể thực hiện các nguyên tắc điều trị hỗ trợ như làm giảm triệu chứng, nâng cao thể trạng cho bé, phòng tránh lây lan để cải thiện tình trạng bệnh.
1. Hạ sốt
Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C: Chỉ cần chườm ấm cho trẻ
Nếu bé sốt 38,5 độ C trở lên: Bố mẹ cần cho bé uống Paracetamol với liều 10 - 15mg/kg/lần để hạ sốt. Nếu bé vẫn không đỡ, có thể dùng thuốc mỗi 4-6 giờ và không được quá 4g/ngày. Trường hợp bé không uống được thuốc, có thể thay thế bằng viên đạn đặt hậu môn.
Thuốc hạ sốt cần được sử dụng theo liều khuyến cáo, phù hợp với tình trạng bệnh và cân nặng của trẻ.
2. Giảm ngứa (nếu có)
Những nốt phát ban dạng phỏng nước trong tay chân miệng ở trẻ em thường ít gây ngứa. Nhưng nếu trẻ ngứa ngáy khó chịu, bạn có thể sử dụng kem chống ngứa, chẳng hạn như calamine hoặc sử dụng một số thuốc chống dị ứng để tránh bé gãi làm vỡ phỏng nước.
Cần lưu ý là các nốt phỏng nước gây ngứa có thể do một dấu hiệu bệnh lý khác hoặc do những vết loét trên da đã bị nhiễm trùng. Vì vậy trong trường hợp này, bạn nên đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất xác định chính xác bệnh để có hướng điều trị phù hợp.
3. Bổ sung nước và điện giải
Trường hợp bé sốt cao và nôn nhiều sẽ mất rất nhiều nước. Khi đó bố mẹ cần cho bé uống đầy đủ nước hoặc cho bé dùng dung dịch oresol pha uống theo liều lượng đã được chỉ định.
4. Chăm sóc vết loét, phát ban
Các vết loét trong tay chân miệng độ 1 có thể gây ra đau đớn, chán ăn, mệt mỏi ảnh hưởng nhiều tới thể chất cũng như sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, nếu các vết loét, phỏng nước không được chăm sóc hợp lý sẽ dễ dẫn tới tình trạng bội nhiễm gây nguy hiểm cho trẻ.
Kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn, không có tác dụng trên vi rút. Chính vì vậy, việc sử dụng kháng sinh cho các vết loét trong tay chân miệng là không hiệu quả mặc khác còn dễ dẫn tới tình trạng vi khuẩn kháng thuốc (Trừ trường hợp bội nhiễm và có chỉ định của bác sỹ).
Giải pháp tối ưu nhất là sát khuẩn, vệ sinh các vết loét hàng ngày. Cách này không chỉ giúp ngăn ngừa quá trình gây loét của vi rút, mà còn phòng ngừa bội nhiễm tránh làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Tiêu chí lựa chọn của một dung dịch sát khuẩn cho tình trạng chân tay miệng cấp độ 1 ở trẻ là:
Hiệu quả kháng khuẩn cao
An toàn cho bé
Vệ sinh được cả các vết loét, phỏng nước ở chân tay và trong khoang miệng
Không gây đau, xót cho trẻ
Không gây đề kháng
Một số sản phẩm sát khuẩn thông dụng thường dùng cho trẻ em bị chân tay miệng độ 1 bố mẹ có thể tham khảo:
4.1. Xanh methylen
Công dụng: Kháng khuẩn chống bội nhiễm vết loét, phỏng nước trên tay chân
Đối tượng sử dụng: Cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Ưu điểm:
✔ Không gây xót
✔ Là thuốc bôi phổ biến, thông dụng trong tay chân miệng ở trẻ
✔ Rẻ tiền
✔ Tương đối an toàn cho trẻ nếu dùng ngắn ngày
Nhược điểm:
🗶 Không được dùng để bôi các vết loét trong khoang miệng
🗶 Hiệu lực kháng khuẩn kém
🗶 Mụn nước chậm khô se
🗶 Bám màu, làm bẩn quần áo, chân tay
🗶 Màu xanh khi bôi lên phỏng nước có thể gây khó khăn cho việc theo dõi tiến triển của tổn thương da
4.2. Dung dịch Glycerin borat
Công dụng: Sát khuẩn vết loét ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi.
Đối tượng sử dụng: Cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Ưu điểm:
✔ An toàn
✔ Chuyên dùng để vệ sinh răng miệng trẻ em
Nhược điểm:
🗶 Tác dụng kìm khuẩn yếu
🗶 Ít hiệu quả khi sử dụng để sát khuẩn vết loét, phỏng nước trên da
4.3. Dung dịch Dizigone kháng khuẩn
Công dụng: Sát khuẩn vết các vết loét, phỏng nước cả ở chân tay và trong niêm mạc miệng
Đối tượng sử dụng: Cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Ưu điểm:
✔ Hiệu lực kháng khuẩn mạnh, đã được kiểm chứng tại trung tâm Quatest 1 – Bộ Khoa học công nghệ
✔ Được kiểm chứng an toàn, không gây kích ứng da tại trường Đại học Y Hà Nội
✔ Dùng để vệ sinh vết loét cả ở tay chân hay trong khoang miệng
✔ Không gây đau xót, không bám màu
✔ Không phải là kháng sinh, tránh tình trạng vi khuẩn kháng thuốc
Nhược điểm: Mùi chloride đặc trưng
Kết hợp với kem bôi Dizigone Nano bạc giúp kháng khuẩn toàn diện, kéo dài thời gian tác dụng của thuốc và còn kích thích tái tạo da, phục hồi vết loét, ngăn ngừa để lại sẹo và vết thâm.
5. Bổ sung dinh dưỡng
Chân tay miệng độ 1 ở trẻ em do vi rút gây ra. Vì vậy các mẹ cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho bé để giúp cơ thể bé tăng khả năng chống lại vi rút.
Bố mẹ cần bổ sung cho bé nhiều vitamin C có trong rau xanh, bắp cải, đu đủ,… kèm theo sử dụng nhiều loại thực phẩm có chứa kẽm như thịt, trứng, sữa, các loại hạt,..
Bên cạnh đó, mẹ cần cho bé ăn những loại thức ăn lỏng mềm để giúp tiêu hóa tốt hơn cũng như tránh đau rát trong quá trình nhai: cháo, súp kết hợp nhiều loại rau củ.
6. Theo dõi biến chứng (nếu có)
Cần theo dõi bé thường xuyên và phát hiện bất cứ dấu hiệu nào gợi ý tới biến chứng của bệnh như: sốt cao kéo dài (> 2 ngày), quấy khóc liên tục kéo dài, hay giật mình, ngủ li bì, co giật,… Khi đó cần đưa ngay bé tới cơ sở y tế gần nhất để can thiệp kịp thời.
III. Một số câu hỏi thường gặp trong chăm sóc trẻ bị tay chân miệng độ 1 tại nhà
1. Bé bị tay chân miệng, cần kiêng ăn những gì?
Bạn không nên cho trẻ ăn thức ăn chua, mặn hoặc cay do các vết loét trong miệng sẽ bị đau hơn, thậm chí khó lành.
Nên tránh những thức ăn rắn, khiến bé phải nhai nhiều.
2. Trẻ em bị tay chân miệng độ 1 có cần kiêng nước, kiêng gió không?
Nhiều người cho rằng bị chân tay miệng phải kiêng gió, kiêng nước. Tuy nhiên 2 điều này đều chưa có cơ sở khoa học. Mặt khác, việc tắm rửa và vệ sinh cho bé thường xuyên sẽ ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
3. Bé bị tay chân miệng, nên tắm lá gì?
Mọi người thường tắm cho bé bằng nước của một số loại lá có tính sát khuẩn nhẹ như lá chè, lá chân vịt, tinh dầu chanh, … Tuy nhiên hiệu quả thực sự chưa được kiểm chứng rõ ràng. Bạn dùng xà phòng và nước sạch. Hoặc hiệu quả nhất là bạn sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để lau các vết phỏng nước trên cơ thể. Đồng thời, quần áo nên được ngâm giặt bằng dung dịch sát khuẩn Cloramin B 2%.
4.Trẻ mắc tay chân miệng độ 1 bao lâu thì khỏi?
Thông thường bệnh sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày
5. Tay chân miệng có để lại sẹo không?
Câu trả lời là không. Các phỏng nước sẽ biến mất sau 5-7 ngày, chỉ để lại những vết thâm nhẹ hoặc không. Tuy nhiên ở các vết phỏng nước xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn, khi chúng sẽ để lại vết sẹo trên da gây mất thẩm mỹ.
6. Tay chân miệng độ 1 có tái nhiễm không?
Trẻ sau khi khỏi bệnh sẽ tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại vi rút đó. Tuy nhiên bé vẫn có thể tái nhiễm nhiều lần do những chủng vi rút khác nhau gây nên.
VI. Làm gì để phòng ngừa tay chân miệng độ 1 ở trẻ?
Tay chân miệng là một bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao, trực tiếp từ người sang người. Bố mẹ cần tuân thủ các biện pháp sau để phòng tránh tay chân miệng cho con em mình:
Cho bé nghỉ ngơi tại nhà, không cho bé đi học hay đến nơi đông người
Không làm vỡ các phỏng nước để tránh lây nhiễm và gây đau cho trẻ
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sau mỗi lần chăm sóc trẻ
Giặt quần áo, lau sàn nhà bằng các dung dịch sát khuẩn chlorine
Đảm bảo các vật dụng ăn uống của bé phải được rửa sạch sẽ, tốt nhất nên ngâm bằng nước sôi trước khi sử dụng
Không để các bé dùng chung cốc, chén, thìa, đồ chơi...
Thường xuyên vệ sinh bề mặt vị trí bé tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập, đồ chơi, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, sàn nhà bằng các chất sát khuẩn chlorine.
Kết luận
Tay chân miệng độ 1 ở trẻ là bệnh có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên bố mẹ cần chăm sóc và xử trí bệnh đúng cách để tránh biến chứng có thể xảy ra.

Để được tư vấn kỹ hơn về điều trị tay chân miệng độ 1 cho trẻ, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ với HOTLINE 1900 9482. Đội ngũ dược sĩ giàu kinh nghiệm sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc từ bạn.

------------------

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp