Song song với quá trình điều trị thì bệnh tay chân miệng kiêng gì, ăn gì là điều cha mẹ cần quan tâm. Việc xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp sẽ thúc đẩy nhanh quá trình bình phục của con.

I. Bệnh tay chân miệng kiêng gì?
Bệnh tay chân miệng do sự xâm nhập và gây bệnh của virus. Bệnh gây ra các vết loét ở nhiều vị trí khác nhau điển hình là ở vùng, miệng, chân và tay. Trong quá trình điều trị, cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bệnh tay chân miệng kiêng gì để thúc đẩy quá trình khỏi bệnh, hạn chế để lại sẹo xấu. Dưới đây là những thực phẩm cần kiêng cho bệnh nhân tay chân miệng.

1. Đồ ăn cay nóng, mặn hoặc quá chua
Tất cả trẻ bị tay chân miệng đều gặp tình trạng loét miệng. Vì vậy, việc sử dụng những đồ ăn mặn, quá chua hay cay nóng sẽ làm vết loét nặng thêm, lâu lành và làm bé đau xót. Cha mẹ cần lưu ý trong quá trình bé bị tay chân miệng nên tránh sử dụng các loại thực phẩm có tính cay, mặn hoặc chua.

2. Thực phẩm giàu Arginin
Theo các chuyên gia, Arginin là loại acid amin có thể làm tăng sự phát triển của virus gây bệnh tay chân miệng. Do đó cần hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm giàu Arginin như đậu phộng, socola, nho khô.

3. Đồ ăn cứng
Những đồ ăn cứng, khó nuốt sẽ làm trẻ bị tay chân miệng gặp khó khăn khi nhai, tiêu hóa. Đồng thời, chúng sẽ tác động đến niêm mạc miệng làm nặng thêm tình trạng loét miệng. Vì vậy cha mẹ hãy nấu những món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt khi trẻ bị bệnh.

4. Rau muống, đồ nếp, thịt gà
Trong quá trình chăm sóc bệnh tay chân miệng cha mẹ không nên cho con ăn rau muống, đồ nếp hay thịt gà. Bởi các thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ:

Mưng mủ và có thể vỡ mụn nước dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm, nguy cơ xuất hiện biến chứng nặng.
Trong quá trình ăn da non, có thể để lại sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ cho con.
5. Những yếu tố khác
Cách ly trẻ: Bệnh tay chân miệng có thể dễ dàng lây lan sang người khác. Vì vậy khi con em mắc phải tay chân miệng, hãy cho trẻ ở nhà điều trị trong vòng từ 7 đến 10 ngày.
Không để trẻ cào gãi: Bệnh tay chân miệng gây ra những mụn trên da. Khi trẻ ngứa, cào gãi da sẽ làm da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Không ôm hôn trẻ khi đang bị bệnh vì người lớn có thể truyền vi khuẩn, bụi bặm lên da của trẻ.
Không để trẻ vui chơi ở những khu vực nhiều bụi bẩn hay ẩm thấp.

II. Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

1. Nước dừa
Trẻ bị bệnh tay chân có nguy cơ bị mất nước, vì vậy bổ sung đủ nước là điều cha mẹ cần lưu ý. Ngoài nước lọc, sử dụng nước dừa cũng rất thích hợp khi bé bị tay chân miệng.

Nước dừa vừa thơm, vì mát dịu, trẻ sẽ dễ uống mà không làm đau hay xót vào vết loét.

2. Cháo hay súp loãng
Như đã nói ở trên, những món ăn cho trẻ bị tay chân miệng không được quá cứng. Điều này sẽ gây khó khăn khi trẻ nhai và nuốt.

Cháo, súp loãng sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho trẻ, vừa giúp trẻ dễ hấp thu vừa đảm bảo được đủ dinh dưỡng.

3. Trứng
Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp cả vitamin, protein và khoáng chất. Các món từ trứng cũng khá mềm, trẻ dễ dàng nhai và nuốt.

4. Sữa
Khi bị tay chân miệng, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ là chìa khóa để giúp bệnh mau lành. Các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua hay sữa bột đều là những sự lựa chọn phù hợp. Trong sữa có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết mà bé không cần nhai gây ảnh hưởng đến vết loét.

5. Bột sắn dây hay bột đậu
Bột sắn dây hay các loại bột đậu có công dụng làm mát cơ thể. Mỗi cốc sắn dây hay bột đậu vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa thanh lọc cơ thể, cải thiện cơn đau xót cho trẻ.

6. Sinh tố hoa quả
Các loại hoa quả sẽ cung cấp vitamin, bổ sung năng lượng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Tay chân miệng gây ra những vết loét ở miệng. Thay vì ăn trực tiếp, có thể dùng máy sinh tố xay thành những cốc nước ép mát lạnh cho bé uống.

7. Kem
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng không cho trẻ ăn những món vặt như kem khi bị tay chân miệng vì gây sâu răng và viêm họng. Tuy nhiên ăn kem vừa giúp bé cảm thấy thoải mái, tính lạnh cũng giảm bớt đau xót của các vết loét ở miệng.

Tuy nhiên các mẹ cũng không được cho trẻ ăn quá nhiều kem nhé, trẻ sẽ no và không muốn ăn cơm, thậm chí còn gây ra viêm họng.

III. Các bước chăm sóc bệnh tay chân miệng an toàn và hiệu quả tại nhà.
Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp thì quá trình chăm sóc tổn thương đúng cách là điều cần thiết. Với những trường hợp trẻ ở mức độ 2,3,4, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, tìm phác đồ phù hợp nhất. Thông thường nếu mắc bệnh tay chân miệng độ 1 thì cha mẹ hoàn toàn xử lý cho con tại nhà qua các bước sau đây:

1. Cách ly trẻ tại nhà
Sau khi phát hiện ra trẻ mắc tay chân miệng, cha mẹ nên cho con cách ly tại nhà. Ngoài việc tiện theo dõi và chăm sóc còn hạn chế được khả năng lây lan cho nhiều người khác. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt trên 38,5 độ C, hãy cho con uống paracetamol liều 10-15mg/kg/lần kết hợp chườm khăn mát.

2. Vệ sinh tổn thương
Việc sử dụng các sản phẩm sát khuẩn để vệ sinh giúp bé ngăn ngừa được tình trạng nhiễm trùng, thúc đẩy quá trình lành bệnh. Sản phẩm dùng được cho da trẻ nhỏ cần đáp ứng được những tiêu chí dưới đây:

  • Khả năng kháng khuẩn nhanh và mạnh
  • Không gây kích ứng, tổn thương niêm mạc, đặc biệt với những làn da nhạy cảm của trẻ
  • An toàn, không gây độc với các tế bào lành
  • Là sản phẩm kháng khuẩn đầu tiên tại Việt Nam sản xuất trên công nghệ EMWE tại châu Âu, Dizigone đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu kể trên. Sản phẩm có tác dụng tiêu diệt 100% vi sinh vật gây bệnh trong vòng 30 giây. Đồng thời, sản phẩm đã được chứng nhận an toàn và hiệu quả tại Bộ KHCN và Đại học Y Hà Nội.


Cách sử dụng:

Vệ sinh cho trẻ bằng nước ấm, lau bằng khăn sạch.
Dùng một lượng dung dịch phù hợp để rửa cho trẻ. Để khô tự nhiên, không cần rửa lại với nước.
3. Dưỡng da cho trẻ
Với những vết mụn đã xẹp và bắt đầu khô lại, cha mẹ nên sử dụng kem dưỡng da cho trẻ. Kem dưỡng ẩm Dizigone Nano bạc có chứa phân tử Bạc ở dạng nano có khả năng diệt khuẩn lâu dài. Ngoài ra các tinh chất từ thảo dược như Tràm Trà, Lô Hội, Cúc La Mã có khả năng dưỡng ẩm da, kích thích sản sinh các tế bào da mới.

Lưu ý: tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm dưỡng da khi còn mụn nước, chảy dịch.
Sử dụng kết hợp Dung dịch kháng khuẩn Dizigone và Kem Dizigone Nano Bạc sẽ đem lại x3 khả năng diệt khuẩn.

Sau khi rửa vết loét, mụn nước bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone,.bôi một lớp kem mỏng Dizigone Nano Bạc lên da.
Mỗi ngày có thể sử dụng từ 2 đến 3 lần.
4. Chế độ sinh hoạt hợp lý
Tạo không gian rộng rãi, thoáng mát, nhiều ảnh sáng cho trẻ.
Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.
Theo dõi trẻ, cắt móng tay thường xuyên để tranh trẻ cào gãi lên vết mụn.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đăch biệt là trước và sau khi ăn, sau khi trẻ đi vệ sinh.
Ngoài việc lưu ý trẻ bị tay chân miệng kiêng gì thì cha mẹ cần biết bổ sung thêm các thông tin cần thiết khác. Nếu còn những vấn đề nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số Hotline: 1900 9482, Dược sĩ Đại học sẽ tư vấn, giải đáp cho bạn.

Bài viết khác cùng Box :