Đợt dịch tay chân miệng đến 2 lần mỗi năm mang theo bao lo lắng cho các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi đến trường. Mức độ nguy hiểm của tay chân miệng phụ thuộc nhiều vào cấp độ bệnh và khả năng đề kháng của trẻ. Cách chữa bênh tay chân miệng tại nhà được cha mẹ tìm kiếm rất nhiều khi thấy bé nhà mình có triệu chứng của bệnh. Dưới đây là 7 nguyên tắc để đẩy lùi bệnh tay chân miệng cho trẻ tại nhà mà chúng tôi muốn gửi đến bạn.

Nguyên tắc 1: Cách ly để phòng bệnh lây lan

Cách chữa tay chân miệng tại nhà cần tuân thủ nguyên tắc đầu tiên là cách ly trẻ để tránh bệnh lây lan, bùng phát thành dịch.

Cách ly trẻ có những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng (sốt kèm theo phát ban, mụn nước và các vết loét miệng) tại nhà. Không để trẻ tiếp xúc với những trẻ khỏe mạnh khác.
Đồ dùng cá nhân của trẻ như bát, đồ chơi, khăn mặt… cần được đặt riêng, vệ sinh mỗi ngày. Quần áo của trẻ cần được ngâm giặt và phơi riêng để tránh mầm bệnh lây lan.
Phòng của trẻ cần được vệ sinh bằng các chất sát khuẩn. Đồng thời, bạn nên thường xuyên thay giặt chăn gối của trẻ.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn cho trẻ theo các bước được Bộ Y Tế hướng dẫn.
Đối với trẻ vừa khỏi bệnh, nên để trẻ ở nhà từ 2-4 tuần sau khi khỏi bệnh. Bởi vì đây là khoảng thời gian mầm bệnh vẫn còn tồn tại, trẻ vẫn có thể là nguy cơ lây nhiễm cho các trẻ khác.

Nguyên tắc 2: Điều trị triệu chứng sốt

Sốt là thường là triệu chứng sớm nhất của bệnh tay chân miệng. Để hạ sốt tại nhà cho bé, cha mẹ nên tuân thủ nguyên tắc điều trị:

Nếu trẻ sốt dưới 38 độ: cha mẹ nên chườm ấm để giúp trẻ hạ nhiệt.
Nếu trẻ sốt cao trên 38 độ: dùng các thuốc hạ sốt như paracetamol, ibuprofen để hạ sốt cho trẻ. Paracetamol thường được chỉ định 4-6 lần/ngày cho trẻ, mỗi lần từ 10-15mg/kg cân nặng. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, đặc biệt là aspirin để hạ sốt cho trẻ. Thuốc này có nhiều tác dụng không mong muốn như xuất huyết,…
phong-benh-tay-chan-mieng

Những lưu ý khi hạ sốt cho trẻ:

Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế để hạn chế tác dụng phụ.
Theo dõi nhiệt độ của bé thường xuyên, đo thân nhiệt sau mỗi 2 giờ.
Nếu sốt cao trên 39 độ, cha mẹ cần cho trẻ tới bệnh viện ngay lập tức. Sốt quá cao là dấu hiệu tay chân miệng đang tiến triển nặng hơn (lên độ 2).

Nguyên tắc 3: Xử lý phát ban, mụn nước ngoài da

Phát ban và mụn nước là dấu hiệu rõ ràng nhất với bệnh tay chân miệng. Chúng có thể mọc khắp nơi trên cơ thể, đặc biệt là tại lòng bàn chân, bàn tay. Vùng da tổn thương thường có những đốm nhỏ chứa đầy dịch, kích thước khoảng 1-2mm. Để đẩy lùi phát ban và mụn nước cho trẻ mắc tay chân miệng, cha mẹ cần:

Vệ sinh sạch sẽ các đốm mụn cho trẻ thường xuyên, có thể từ 2-3 tiếng/lần.
Sử dụng các dung dịch kháng khuẩn mạnh để làm sạch nốt mụn nước, phát ban cho trẻ. Những dung dịch này cần có tính sát khuẩn mạnh. Đồng thời, không khiến trẻ cảm thấy đau, xót, hoặc làm cản trở quá trình làm lành vết thương ngoài da. Một số dung dịch thường được sử dụng để sát khuẩn như dung dịch Dizigone, Chlorhexidine, Povidone-iod 10%… Cha mẹ nên dùng từ 2-3 lần/ngày để tránh tình trạng nhiễm trùng tại các đốm mụn.
dizigone_tay chân miệng

Sử dụng dung dịch sát khuẩn đúng cách có vai trò rất quan trọng trong chữa bệnh tay chân miệng:

Kiểm soát sự lây lan của mụn nước trên cơ thể bé.
Hạn chế được tối đa nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra.
Giúp quá trình làm lành vết thương xảy ra nhanh hơn.

Nguyên tắc 4: Xử lý loét miệng

Hình ảnh phát ban, loét miệng do bênh tay chân miệng gây ra.

Đi kèm sự xuất hiện của những mụn nước, phát ban là tình trạng niêm mạc miệng của trẻ bắt đầu có những vết loét. Đây là nguyên nhân chính khiến trẻ chán ăn, bỏ ăn. Do các vết loét khoang miệng khiến trẻ có cảm giác đau, khó chịu khi nhai nuốt. Vì sự tác động của bệnh tới cơ thể cùng việc giảm bổ sung nguồn dinh dưỡng từ ngoài, trẻ có thể suy giảm đáng kể sức đề kháng. Do đó, tình trạng bệnh của trẻ sẽ nặng hơn. Vì vậy, cách chữa tay chân miệng hiệu quả là xử lý các vết loét trong khoang miệng càng sớm càng tốt..

Nguyên tắc xử lý loét miệng cho bé:

  • Nguyên tắc chính trong việc xử lý loét miệng là sát khuẩn. Sát khuẩn niêm mạc miệng giúp đảm bảo các vết loét không nhiễm trùng. Khi vết loét không mưng mủ hay loang rộng sẽ dần co lại và lành hẳn. Cha mẹ nên cho trẻ súc miệng hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn. Trường hợp loét nặng, có dấu hiệu nhiễm trùng thì cần cho trẻ uống kháng sinh.
  • Nguyên tắc lựa chọn dung dịch sát khuẩn: cha mẹ nên chọn những loại dung dịch có hiệu quả sát khuẩn cao. Đồng thời, do niêm mạc trẻ rất nhạy cảm nên dung dịch phải không gây đau rát, xót và không ảnh hưởng tới vị giác của trẻ.
  • Với trẻ lớn có thể tự súc miệng, nên cho trẻ súc miệng với các dung dịch sát khuẩn 3-5 lần/ngày. Với trẻ nhỏ chưa thể súc miệng, cha mẹ có thể dùng bông thấm dung dịch rồi vệ sinh miệng cho bé 3-5 lần/ngày.
  • Giảm triệu chứng đau là biện pháp điều trị hỗ trợ. Nếu các vết loét nặng, cha mẹ có thể dùng các thuốc xịt hay gel gây tê tại chỗ. Các thuốc này sẽ làm dịu cảm giác khó chịu cho trẻ.
  • Không được dùng một số loại dung dịch như oxy già, cồn… để súc miệng hay sát khuẩn vết loét cho trẻ. Đây là những dung dịch gây đau, xót và cản trở quá trình lành sẹo. Hơn nữa nếu trẻ nuốt phải các chất sát khuẩn trên có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.
  • Kết hợp chế độ ăn uống khoa học để giúp quá trình lành sẹo nhanh hơn.


Một số dung dịch sát khuẩn niêm mạc miệng thường dùng cho trẻ mắc tay chân miệng:
Dung dịch Dizigone: đây là sản phẩm có thể dùng để sát khuẩn ngoài da và súc miệng. Ưu điểm của sản phẩm là hiệu lực mạnh, tiêu diệt hầu hết vi khuẩn, virus, nấm. Bên cạnh đó, dung dịch Dizigone không gây kích ứng, không gây đau, xót cho bé. Đồng thời, Dizigone khắc phục nhược điểm gây tổn thương tế bào mới của dung dịch sát khuẩn thông thường. Tuy nhiên giá thành sản phẩm khá cao, khó tìm mua tại các nhà thuốc so với nhiều sản phẩm khác.
Povidone iod 1%: đây là dung dịch sát khuẩn thường được người dân sử dụng. Dung dịch này có ưu điểm là rất phổ biến, giá thành rẻ, dễ tìm mua. Tuy nhiên nhược điểm của sản phẩm là hiệu quả sát khuẩn không cao. Ngoài ra, povidone iod có thể gây cản trở quá trình hồi phục vết thương nếu dùng lâu dài. Bên cạnh đó, povidone iod còn gây ra cảm giác đau rát, khó chịu cho bé khi dùng tại các vết thương hở.

Nguyên tắc 5: Chăm sóc dinh dưỡng

Ngoài cách chữa triệu chứng tay chân miệng thì để bệnh khỏi nhanh, cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Vì trẻ thường biếng ăn nên cha mẹ cần xây dựng thực đơn đa dạng với đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Với bệnh nhân mắc tay chân miệng, cha mẹ nên sử dụng một số thực phẩm cho trẻ như:

  • Các món cháo (cháo đậu xanh, cháo thịt…): đây là món ăn nhiều dinh dưỡng. Các món cháo mềm và dễ nuốt sẽ hạn chế cảm giác đau đớn tại các vết loét miệng.
  • Các loại quả vị ngọt như dưa hấu, dâu tây… đây là những loại quả hấp dẫn với trẻ. Đồng thời, trái cây chứa nhiều vitamin hỗ trợ quá trình hồi phục của trẻ. Cha mẹ có thể cho trẻ uống nước ép hoa quả thay nước hằng ngày.
  • Một số thực phẩm như khoai tây, cá hồi, trứng, sữa… chứa nhiều vitamin nhóm B. Đây là thực phẩm có tác dụng rất tốt với quá trình hồi phục, nâng cao đề kháng của trẻ.


Tuy nhiên cha mẹ cũng nên lưu ý một số món ăn không nên dùng cho trẻ mắc tay chân miệng:

  • Các thực phẩm cứng, rắn như hạt óc chó, macca… sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt. Nếu chúng va chạm với vết loét có thể làm tổn thương nặng hơn.
  • Một số món ăn cay, nóng sẽ khiến trẻ cảm thấy đau, xót miệng. Do đó cha mẹ nên cho trẻ dùng những món ăn thanh đạm, vị nhạt để tránh tổn thương những vết loét.
  • Các món ăn nhiều dầu mỡ: làm trẻ tăng tiết mồ hôi, bã nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn.
  • Đồ ăn có vị chua, mặn: đây cũng là những đồ ăn gây xót niêm mạc miệng. Do đó cha mẹ cần lưu ý tránh dùng giấm, chanh hay quá nhiều muối cho món ăn của trẻ.


Nguyên tắc 6: Chú ý sinh hoạt, vệ sinh cơ thể

Bên cạnh những lưu ý xử lý các triệu chứng và dinh dưỡng khoa học, việc chú ý về sinh hoạt hằng ngày cũng rất quan trọng trong bệnh tay chân miệng.

  • Tuyệt đối không kiêng tắm, kiêng nước cho trẻ. Việc kiêng nước, kiêng tắm theo kinh nghiệm dân gian là hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Ngoài ra, nếu không giữ vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, các bã nhờn và mồ hôi tích tụ trên da sẽ trở thành môi trường giúp nấm và vi khuẩn phát triển. Đây có thể là nguyên nhân kéo dài thời gian điều trị bệnh, thậm chí có thể làm tăng tỷ lệ bội nhiễm ở trẻ.
  • Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, tránh dùng nước lạnh. Sau khi tắm nên lau khô người cho trẻ bằng khăn bông mềm mại.
  • Có thể sử dụng các dung dịch sát khuẩn pha loãng rồi tắm cho trẻ, kết hợp với việc bôi dung dịch sát khuẩn 2-3 lần/ngày sẽ hạn chế được tối đa tình trạng mụn nước lây lan rộng hay nhiễm khuẩn.
  • Nên cho trẻ mặc quần áo thoải mái, mềm mại để tránh đổ mồ hôi nhiều, ma sát mạnh làm vỡ những mụn nước.


Nguyên tắc 7: Theo dõi biến chứng

Khi điều trị tay chân miệng tại nhà, cha mẹ cần lưu ý theo dõi biến chứng bệnh của trẻ một cách thường xuyên. Nếu tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc điều trị trên nhưng bệnh của trẻ vẫn không thuyên giảm hay có bất kỳ dấu hiệu nào của việc bệnh nặng thêm, cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để có thể thăm khám kịp thời.

Một số dấu hiệu của biến chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng như trẻ giật mình khi vừa ngủ, ngủ nhiều, li bì, mất thăng bằng, chân tay run rẩy…

Với những mức độ bệnh nhẹ, chỉ xuất hiện những triệu chứng như sốt, phát ban hay loét miệng, trẻ có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên cha mẹ cần nắm rõ những nguyên tắc khi trị bệnh tại nhà để trẻ mau khỏi, giả tối đa những biến chứng xảy ra. Để được tư vấn chi tiết, bạn vui lòng gọi tới số Hotline: 19009482, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.

Bài viết khác cùng Box :