Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vaccin phòng bệnh. Vậy những thuốc tay chân miệng nào hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị , hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

I. Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, có thể lây truyền từ người sang người. Căn nguyên gây bệnh chủ yếu do chủng virus Enterovirus với các đặc điểm sau:

  • Là chủng virus đường ruột nên bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa.
  • Enterovirus có sức đề kháng tương đối tốt, sống lâu ở nhiệt độ giá lạnh.
  • Dễ dàng bị tiêu diệt bởi các hóa chất tẩy rửa thông thường như Clo, KMNO4, H2O2, formol. Vì vậy mọi người cần vệ sinh tay chân thường xuyên bằng xà phòng.
  • Tác nhân gây bệnh thường gặp là virus Coxsackie A16, Entervirus 71 ít gặp hơn. Tuy nhiên số trường hợp tử vong vì tay chân miệng chủ yếu là do Enterovirus 71 gây ra.
  • Bệnh chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 3-5 tuổi. Do hệ thống miễn dịch còn yếu đồng thời việc vệ sinh thường xuyên không đảm bảo. Nhóm trẻ dưới 3 tuổi chiếm 75-86% tổng số các trường hợp tử vong vì tay chân miệng.


II. Trẻ bị tay chân miệng có triệu chứng gì?
Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu điển hình ngay từ khi khởi phát. Những triệu chứng của bệnh tay chân miệng có thể kể đến như.

1. Sốt và triệu chứng giống cúm
Khi bị nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng từ 3 đến 6 ngày, trẻ xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.

  • Sốt cao 39 độ.
  • Trẻ kém ăn, ăn uống không ngon miệng.
  • Trẻ bị mệt mỏi, không có hứng thú chơi đùa, thường xuyên quấy khóc.
  • Xuất hiện triệu chứng đau rát họng.


2. Nổi mụn nước trên da
Mụn nước, nổi ban trên da là những triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng. Mụn nước xuất hiện đầu tiên ở lòng bàn tay, chân, mông sau đó lan ra các vị trí khác trên cơ thể. Chúng có đường kính từ 2-10 mm, phồng lên, bao xung quanh là những vết hồng ban, thường không gây ngứa hay đau đớn. Những mụn nước này chứa virus gây bệnh, rất dễ vỡ gây bội nhiễm. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý tránh để trẻ cào gãi làm vỡ mụn nước gây nhiễm trùng.

3. Loét miệng
Loét miệng là dấu hiệu trẻ nào cũng gặp phải khi bị tay chân miệng. Nó gây ra cảm giác khó chịu, ăn uống không ngon miệng dẫn đến việc trẻ bỏ ăn. Cha mẹ rất dễ nhầm sang các tình trạng viêm loét thông thường dẫn đến điều trị sai cách. Hãy theo dõi cẩn thận tất cả các triệu chứng con gặp phải. Tốt nhất, các bậc phụ huynh nên đưa con đến các cơ sở y tế để đưa ra kết luận chính xác nhất. Từ đó sẽ có hướng điều trị phù hợp nhất. Nếu phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh sẽ khỏi và không để lại bất kỳ biến chứng gì sau 7-10 ngày.

III. Thuốc điều trị bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ là hỗ trợ và tăng cường miễn dịch giúp trẻ khỏi bệnh. Tùy vào từng mức độ của bệnh mà sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau. Với bệnh tay chân miệng ở mức độ nhẹ, cha mẹ hòa toàn xử lý tại nhà cho con. Một số loại thuốc phổ biến trong điều trị tay chân miệng

1. Thuốc hạ sốt
Khi trẻ có dấu hiệu sốt trên 38,5 độ C, cha mẹ sử dụng Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, cách nhau mỗi 6 giờ. Đồng thời sử dụng khăn ấm để chườm cho con, lau vị trí nách và bẹn giúp con hạ sốt nhanh chóng. Trong trường hợp sử dụng paracetamol nhưng con vẫn không hạ sốt, phụ huynh có thể thay bằng ibuprofen.

2. Oresol
Khi trẻ sốt cao, nguy cơ mất nhiều nước và điện giải. Vì vậy, cha mẹ cần bổ sung oresol để bù nước chotrẻ. Liều lượng và thời gian dùng thuốc tùy theo mức độ khát nước và đáp ứng điều trị của trẻ:

  • Mất nước nhẹ: uống 50ml/kg, trong 4-6 giờ.
  • Mất nước vừa phải: 100ml/kg, trong 4-6 giờ


Tay chân miệng là bệnh gây ra chủ yếu bởi virus đường ruột Enterovirus. Do đó, hệ thống tiêu hóa của con bị ảnh hưởng và có thể xuất hiện tiêu chảy. Trong trường hợp:

  • Tiêu chảy liên tục nhẹ: Uống 100 — 200 ml/kg/24giờ, cho đến khi hết tiêu chảy.
  • Tiêu chảy liên tục nặng: Uống 15 ml/kg/giờ, cho đến khi hết tiêu chảy.


Ở trẻ em, cho uống từng thìa một, uống liên tục cho đến hết liễu quy định. Không nên cho uống một lúc quá nhiều sẽ gây nôn trớ.

3. Thuốc điều trị bệnh ở mức độ 2,3,4
Trong những trường hợp trẻ xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như: sốt cao trên 39 độ C, co giật các chi, tăng trương lực cơ,… cha mẹ cần đưa các bé đến ngay cơ sở y tế để kịp thời xử lý.Một số loại thuốc có thể đưa vào như:

  • Kháng sinh phòng ngừa nhiễm khuẩn như: cefotaxim điều trị viêm màng não vi khuẩn
  • Phenobabital: giúp an thần, gây ngủ, chống co giật.
  • Điều trị co giật nếu có bằng midazolam, diazepam.
  • Hỗ trợ triệu chứng suy tim mạch: dobutamin.


Lưu ý: ở giai đoạn nặng, việc dùng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
IV. Review các sản phẩm xử lý tổn thương ngoài da và khoang miệng cho bé bị tay chân miệng
1. Gel bôi su bạc
Xuất xứ: Việt Nam

Thành phần là các phân từ bạc kích thước nano có tác dụng kháng khuẩn tốt. Bên cạnh đó, sản phẩm chứa Citric Acid, chiết xuất Neem Xoan Ấn Độ, Chitosan có tác dụng:

Giúp tái tạo tế bào da mới, làm dịu da
Làm mờ sẹo, thâm da
Sản phẩm an toàn với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cách dùng:
Lau nhẹ nhàng vết loét, phỏng nước trên chân tay bằng khăn mềm và nước ấm. Thoa gel nhẹ nhàng vào vết loét trên chân tay. Thực hiện 3-4 lần/ ngày.

Ưu điểm:

  • Kháng khuẩn vết loét chống bội nhiễm
  • Kích thích liền sẹo


Nhược điểm:

  • Khả năng kháng khuẩn không cao khi chỉ dùng nano bạc đơn lẻ
  • Bôi dày có thể gây kích ứng da.
  • Không có chỉ định để bôi vết loét trong khoang miệng
  • Chitosan từ vỏ tôm có


Giá tham khảo: 150.000 vnđ/ tuýp 25g

2. Xanh methylen
Xuất xứ: Việt Nam

Thành phần chính: Xanh Methylen nồng độ 0,05% có tác dụng kháng khuẩn, chống bội nhiễm vết loét, phỏng nước.

Đối tượng sử dụng: trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Cách dùng: Thấm vào bông, bôi lên vết loét, bọng nước trên chân, tay, mông, gối cho bé

Ưu điểm:

  • Không gây xót
  • Là thuốc bôi phổ biến, thông dụng trong tay chân miệng ở trẻ
  • Rẻ tiền
  • Tương đối an toàn cho trẻ nếu dùng ngắn ngày


Nhược điểm:

  • Nhược điểm lớn nhất của sản phẩm này là gây nhuộm màu da, bẩn quần áo, mất thẩm mỹ
  • Không được dùng để bôi các vết loét trong khoang miệng
  • Hiệu lực kháng khuẩn kém
  • Mụn nước chậm khô se
  • Màu xanh khi bôi lên phỏng nước có thể gây khó khăn cho việc theo dõi tiến triển của tổn thương da


Giá tham khảo: 4.000đ/chai 20ml

3. Povidone iod 10%
Xuất xứ: Việt Nam

Thành phần chứa phức hợp iod có tác dụng kháng khuẩn, phòng ngừa bội nhiễm tại các vết phỏng, bọng nước.

Đối tượng sử dụng: trẻ trên 2 tuổi

Cách dùng: Thấm lên đầu tăm bông và chấm vào các vết loét, phỏng nước trên chân tay bé. Dùng để bôi lên các vết phỏng nước, vết loét trên chân tay.

Ưu điểm:

Sản phẩm phổ biến, dễ dàng tìm thấy ở các nhà thuốc.

Nhược điểm:

  • Khả năng kháng khuẩn hạn chế
  • Dễ gây kích ứng, dùng lâu ngày có thể làm tổn thương lên các tế bào xung quanh
  • Gây khô, xót cho trẻ khi bôi vào vết loét
  • Bám màu, làm bẩn quần áo, tay chân
  • Nếu hấp thu được vào máu có thể gây tác dụng phụ


Giá tham khảo: 36.000đ/chai 30ml

4. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ có thể tự khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày. Để hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tay chân miệng, bạn đọc có thể sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.

Dizigone được ứng dụng công nghệ kháng khuẩn từ Châu Âu. Sản phẩm thích hợp để sát khuẩn cho vùng da bị loét do bệnh tay chân miệng với nhiều ưu điểm sau.

  • Khả năng sát khuẩn nhanh chóng và mạnh mẽ, đảm bảo tiêu diệt đến 100% vi khuẩn trong vòng 30 giây.
  • Phù hợp với trẻ em, không nhuộm màu, không đau xót, khi lành da không để lại sẹo.
  • Tính an toàn và hiệu quả đã được kiểm chứng bởi chuyên gia, được Sở Y tế cấp giấy phép lưu hành.


Hướng dẫn sử dụng:

  • Dùng trực tiếp dung dịch lên vị trí các nốt mụn nước.
  • Để khô tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước. Duy trì đều đặn 2-3 ngày/lần đến khi khỏi bệnh.


5. Kem dưỡng da Dizigone Nano Bạc
Để thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương, cha mẹ nên kết hợp sử dụng kem dưỡng da cho con. Kem Dizigone Nano Bạc là sự lựa chọn tối ưu mà bạn có thể tham khảo.

  • Kem Dizigone Nano Bạc với thành phần các phân tử bạc ở dạng Nano có khả năng sát khuẩn kéo dài.
  • Thành phần D – Panthenol cùng tinh chất thảo dược Lô Hội, Cúc La Mã là những thành phần lành tính. Chúng có tác dụng cung cấp độ ẩm cần thiết thúc đẩy da mau lành và không để lại sẹo.


Sử dụng kết hợp dung dịch Dizigone và Kem Dizigone Nano Bạc để x3 khả năng diệt khuẩn. Sau khi dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone, bôi một lớp kem Dizigone Nano bạc lên da, dùng 2 lần mỗi ngày.

V. Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng hiện chưa có thuốc đặc trị và dễ dàng lây lan từ người sang người. Vì vậy cha mẹ cần nắm được những lưu ý sau để phòng tránh hiệu quả căn bệnh này.

  • Phụ huynh cần rửa tay sạch sẽ trước khi nấu ăn, tắm rửa cho trẻ.
  • Giáo dục trẻ cần rửa tay trước khi ăn và sau mỗi lần đi vệ sinh.
  • Xây dựng nhà tắm, nhà vệ sinh sạch sẽ, hợp vệ sinh và khử trùng thường xuyên.
  • Cho trẻ vui chơi ở những khu vực thoáng đãng, sạch sẽ, đồ chơi cần được rửa sạch, khử trùng thường xuyên.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất để trẻ có được sức đề kháng với tác nhân có hại.
  • Nếu trẻ bị bệnh tay chân miệng, cần cách ly tại nhà vừa để tiện theo dõi, vừa tránh lây lan cho trẻ khác.


Trên đây là những biện pháp để phòng tránh bệnh tay chân miệng hiệu quả. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới Hotline: 1900 9482, chuyên gia sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.

Bài viết khác cùng Box :