Tay chân miệng là bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh do virus gây ra và hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì thế việc theo dõi sát biểu hiện của bệnh là việc làm cần thiết của gia đình để có hướng xử trí phù hợp cho bé. Tay chân miệng có nhiều triệu chứng và khác nhau ở từng giai đoạn. Phân độ tay chân miệng lúc này là một thước đo cơ bản và cần thiết để bố mẹ biết được tình hình hiện tại của con và có biện pháp xử lý tương ứng.

I. Phân độ tay chân miệng
Tay chân miệng được chia thành 4 độ.

Độ 1: Chân tay miệng thể nhẹ
Trẻ lúc này bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng:

  • Mệt mỏi, sốt nhẹ (trên 37,5oC)
  • Trên da xuất hiện nốt bọng nước. Bọng nước mọc riêng lẻ, lộn xộn, chủ yếu ở vùng quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối.
  • Sau đó bọng nước có thể tự vỡ hoặc vỡ do cào, xước.


Đây là phân độ tay chân miệng nhẹ nhất. Gia đình có thể tự theo dõi và xử lý bệnh cho bé ngay tại nhà.

Độ 2: trẻ bắt đầu có các triệu chứng trên thần kinh và tim mạch
Độ 2a:
  • Trẻ giật mình dưới 2 lần/30 phút và không có hiện tượng giật mình lúc khám bệnh.
  • Hoặc trẻ sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39oC kèm theo nôn, mệt mỏi, chậm chạp, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.


Độ 2b:
Nhóm 1: Trẻ giật mình trong lúc khám bệnh hoặc giật mình >2 lần/30 phút hoặc trẻ có giật mình ít (<2 lần/30 phút) có kèm theo một trong những dấu hiệu sau:
Ngủ gà.
Nhịp tim nhanh trên 150 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt)
Sốt >39oC, dùng thuốc hạ sốt không đỡ.
Nhóm 2: Trẻ có một trong các biểu hiện sau.

Trẻ bị run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
Có rung giật nhãn cầu, lác mắt.
Chân, tay yếu hoặc liệt.
Liệt thần kinh sọ: biểu hiện nuốt sặc, thay đổi giọng nói.
Độ 3: Trẻ có biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng

Mạch nhanh >170 lần/phút (trẻ nằm yên, không sốt). Một số trường hợp trẻ có thể mạch chậm, lúc này bệnh đã ở mức rất nặng.
Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc một bộ phận.
Huyết áp tăng.
Trẻ thở nhanh, thở bất thường: có cơn ngưng thở nhẹ, trẻ thở bụng, thở nông, khò khè, thở rít thanh quản, rút lõm ngực (tức là khi trẻ hít vào, vùng giao giữa bụng với ngực bị lõm bất thường).
Rối loạn tri giác (thang đo đánh giá mức độ nhận thức Glasgow <10 điểm)
Tăng trương lực cơ.

Độ 4: Trẻ xuất hiện triệu chứng sốc
Trẻ có biểu hiện sốc (mạch =0, huyết áp =0).
Phù phổi cấp, tím tái, độ bão hoà oxy trong máu ngoại vi spO2<92%.
Ngưng thở, thở nấc.

Trong 4 phân độ tay chân miệng thì độ 1 nhẹ nhất và bố mẹ có thể điều trị tại nhà. Trẻ ngay khi xuất hiện triệu chứng từ độ 2 trở đi gia đình cần đưa tới cơ sở y tế sớm nhất để ngăn cản những triệu chứng có thể có. Bởi trẻ nhỏ vẫn đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Biến chứng từ tim mạch, thần kinh, hô hấp có thể gây ra những ảnh hưởng kéo dài, thậm chí suốt đời cho trẻ.

II. Nguyên tắc điều trị cơ bản
Chân tay miệng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bố mẹ cần có những theo dõi sát sao để phát hiện ngay khi trẻ có biểu hiện bất thường như sốt, ho, loét miệng và mụn nước. Việc xử lý sớm những triệu chứng này giúp bé:

  • Giảm khó chịu, trở lại sinh hoạt bình thường.
  • Ngăn cản tiến độ phát triển của bệnh.
  • Ngăn cản sự lây lan, phát triển của virus trên da trẻ và cho người thân xung quanh trẻ.


Khi trẻ đang ở giai đoạn nhẹ của tay chân miệng, bố mẹ cần:

  • Hạ sốt.
  • Chống nhiễm khuẩn tại mụn nước và vết loét miệng.
  • Hạn chế sự lây lan của virus
  • Chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý.


1. Hạ sốt
Trẻ ban đầu mệt mỏi, khó chịu, sốt nhẹ <38.5oC:

  • Dùng khăn ấm chườm vào khu vực tập trung nhiều mạch máu như cổ, nách, bẹn, lòng bàn chân. Mục đích làm tăng giãn nở mạch máu, tăng cường thoát nhiệt ra ngoài môi trường. Với trẻ nhỏ mẹ nên ưu tiên những phương pháp hạ sốt tự nhiên, chỉ dùng thuốc khi phương pháp này không có tác dụng.
  • Mẹ lưu ý đặt trẻ ở chỗ kín gió và thay khăn ấm thường xuyên, tránh để khăn nguội lạnh.


Trẻ sốt >38.5oC:

  • Dùng thuốc hạ sốt paracetamol liều 10mg/kg/lần, mỗi lần uống cách nhau 6 tiếng.
  • Trước khi dùng thuốc mẹ nên tham khảo ý kiến của cán bộ y tế để dùng đúng thuốc, đúng liều và đạt hiệu quả cao.
  • Nếu dùng thuốc mà trẻ vẫn không hạ sốt thì gia đình nên nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất. Bởi trẻ nhỏ sốt quá cao (>39oC) và kéo dài có thể gây biến chứng lên não, tim, phổi, hôn mê, co giật.


2. Chống nhiễm khuẩn tại mụn nước và vết loét miệng
Mụn nước là nơi chứa nhiều virus gây bệnh. Khi mụn nước vỡ sẽ phát tán virus ra vùng da xung quanh và gây nguy cơ lây lan mụn nước. Dịch từ mụn nước đồng thời cũng là nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Sự phát triển của chúng tại đây sẽ tiết ra những chất làm ngăn cản quá trình lành vết thương. Nốt mụn vỡ lúc này có thể loét gây đau trẻ. Để ngăn chặn hai việc này thì loại bỏ, tiêu diệt virut, vi khuẩn trên nốt mụn đã vỡ là rất cần quan trọng. Diệt khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn là phương pháp hiệu quả được các mẹ sử dụng. Một dung dịch sát khuẩn đạt yêu cầu cần đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Loại bỏ nhanh chóng virus, vi khuẩn có hại trên da.
  • Không gây đau, xót tại nơi sử dụng.
  • Không chứa kháng sinh, corticoid.
  • Thành phần dịu nhẹ cho da nhạy cảm.
  • Hạn chế nhuộm màu da gây bẩn, mất thẩm mỹ.


Với các yêu cầu trên thì mẹ nên dùng sản phẩm chuyên dụng cho trẻ. Dung dịch sát khuẩn thông dụng như cồn, oxy già, xanh methylen, povidon iod thì các mẹ không nên sử dụng (do cồn, oxy già gây đau, xót, da trẻ nhỏ nhạy cảm sẽ không chịu được; xanh methylen và povidone iod hiệu quả tiêu diệt vi sinh vật chưa đủ mạnh, đồng thời gây nhuộm màu da).

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone- Giải pháp cho bé bị tay chân miệng

Để phù hợp hơn cho bé mẹ có thể dùng dung dịch sát khuẩn dizigone. Dung dịch sát khuẩn Dizigone có nhiều ưu điểm như:

  • Loại bỏ đến 99% vi sinh vật có hại trên da chỉ trong 30 giây sử dụng.
  • Thành phần tự nhiên từ cúc la mã, lô hội,.. an toàn cho da nhạy cảm.
  • Cơ chế kháng khuẩn gần với cơ chế tiêu diệt vi khuẩn, virus tự nhiên của cơ thể.
  • Không gây đau, rát.
  • Không gây nhuộm màu da.


Cách sử dụng dung dịch Dizigone:

Với nốt mụn nước vỡ, dùng trực tiếp dung dịch lên da sau khi đã thấm bớt dịch chảy ra và từ mụn. Dùng 2-3 lần/ngày.
Toàn thân: pha dung dịch với nước theo tỷ lệ 1:2, tắm hàng ngày cho trẻ.
Vết loét miệng gây nhiều khó chịu cho trẻ:

Trẻ đau đớn dẫn tới khó ăn, khó bú.
Vệ sinh răng miệng của trẻ nhỏ còn kém là cơ hội cho nấm và vi khuẩn xâm nhập.
Vết loét nhiễm khuẩn lâu lành, để lâu có thể mở rộng và loét sâu vào bên trong, gia tăng đau đớn cho trẻ.
Mẹ có thể dùng dung dịch sát khuẩn Dizigone cho bé súc miệng 3-4 lần/ngày. Nếu bé chưa biết súc miệng, mẹ hãy thấm dung dịch vào gạc/bông để vệ sinh miệng cho bé.

3. Hạn chế sự lây lan của virus
Virus có trong mụn nước trên da trẻ, dịch đường hô hấp và chất thải. Chúng có khả năng lây lan mụn nước trên chính trẻ bệnh và lây sang trẻ khác khi tiếp xúc trực tiếp hoặc động vào dịch từ mụn nước hoặc chất thải. Tay chân miệng có thể lây lan thành dịch nên việc hạn chế chúng là rất cần thiết.

Để ngăn chặn sự lây lan trên da bé:

Nhẹ nhàng vệ sinh da hàng ngày cho trẻ.
Thấm nhanh dịch từ nốt mụn ngay khi vỡ và sử dụng dung dịch sát khuẩn.

Để ngăn chặn lây lan bệnh ra cộng đồng:
Cách ly trẻ mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Tránh để trẻ tiếp xúc gần với trẻ khác.
Chất thải của trẻ phải được bỏ vào vệ sinh tự hoại hoặc túi rác bọc kín và vứt đúng nơi quy định
4. Chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý
Trẻ bị tay chân miệng không cần kiêng ăn. Trẻ cần được cung cấp đầy đủ và đa dạng chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và khả năng hồi phục của cơ thể. Với trẻ đang bú, mẹ cho bú nhiều nhất có thể. Mẹ lúc này cũng cần ăn uống hợp lý để chất lượng sữa là tốt nhất. Với trẻ ăn dặm hoặc đã ăn được cơm thì có chế độ ăn thay đổi thường xuyên giúp tăng cường khẩu vị và cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Trường hợp bố mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế khi trẻ có một trong các biểu hiện sau:

  • Sốt cao >39oC.
  • Sốt >3 ngày.
  • Trẻ nôn ói nhiều.
  • Trẻ ngủ gà.

Tay chân miệng có thể khỏi trong vòng từ 5-7 ngày nếu gia đình phát hiện sớm khi trẻ còn ở giai đoạn nhẹ (độ 1) và thực hiện tốt các biện pháp phòng và chữa bệnh. Trẻ bệnh ở độ 2 trở lên thì cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để có biện pháp giảm nhanh triệu chứng sốt, đau và ngăn chặn các biến chứng lên tim, phổi, thần kinh trẻ. Hiểu rõ về phân độ tay chân miệng sẽ hỗ trợ cho bố mẹ trong việc nhận biết và định hướng xử lý đúng cách để bé nhanh hồi phục. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.

Bài viết khác cùng Box :