Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm dễ điều trị và thường khỏi bệnh chỉ sau 2-3 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp thủy đậu mọc quá nhiều dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời xử lý. Bài viết sau sẽ trình bày các biến chứng, cách phòng ngừa và xử lý khi thủy đậu mọc nhiều.

I. Những biến chứng dễ gặp khi thủy đậu mọc quá nhiều
Thường gặp nhất: ngứa ngáy, khó chịu, sẹo lõm, sẹo thâm
Đối với các trường hợp thủy đậu mọc quá nhiều, người bệnh sẽ rất ngứa ngáy và khó chịu. Nếu không cẩn thận làm vỡ các mụn nước hay gãi do ngứa, mụn nước dễ bị bội nhiễm bởi vi khuẩn bên ngoài như tụ cầu, liên cầu… Lúc này, tình trạng da sẽ viêm nhiễm gây lở loét, lâu phục hồi và có thể để lại sẹo lõm, sẹo thâm.

Viêm não, viêm màng não
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của thủy đậu, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Tỷ lệ biến chứng cao hơn ở người lớn và người bệnh mọc quá nhiều mụn nước. Một tuần sau khi những mụn nước đầu tiên mọc lên, viêm não, viêm màng não xuất hiện với các triệu chứng: sốt cao, hôn mê, co giật, rung giật nhãn cầu… Biến chứng này để lại những hậu quả nặng nề như điếc, động kinh, loạn thần… thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Viêm phổi thủy đậu
Viêm phổi xuất hiện sau khi mụn nước xuất hiện 3-5 ngày. Triệu chứng điển hình: khó thở, tức ngực, ho, ho ra máu…

Viêm cầu thận cấp
Virus có thể theo hệ bạch huyết đến thận và gây bệnh. Triệu chứng của viêm thận cấp do thủy đậu: vô niệu, tiểu ra máu, phù…

Biến chứng ở thai nhi

Nếu phụ nữ có thai mắc thủy đậu, thai nhi sẽ bị tác động tùy theo thời kỳ mang thai. Một số biến chứng ở thai nhi có thể xảy ra: da có sẹo, dị tật đầu nhỏ, chân tay bị teo, chậm phát triển, bại não…

Zona
Khi thủy đậu mọc quá nhiều, virus thủy đậu có thể khu trú ở các hạch thần kinh và phát bệnh nhiều năm sau. Biểu hiện của zona: cảm giác nóng rát, châm chích tê đau, mụn nước mọc theo dây thần kinh thành dải…

Ngoài ra, thủy đậu mọc quá nhiều cũng tăng nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng khác như viêm gan, viêm họng, viêm tai giữa…

II. Cần làm gì để ngăn ngừa thủy đậu mọc quá nhiều?
Thủy đậu mọc quá nhiều chủ yếu do điều trị không đúng cách, kịp thời. Bên cạnh đó, sức đề kháng yếu, không đủ chống chọi với bệnh cũng khiến virus hoạt động mạnh khắp cơ thể. Do đó, ngay khi bắt đầu những dấu hiệu của bệnh, cần xử lý và chăm sóc đúng cách. Một số thuốc uống và thuốc bôi ngoài da sử dụng để ngăn ngừa thủy đậu mọc nhiều:

1. Thuốc uống

Thuốc kháng virus, ức chế hoạt động virus ngăn tình trạng mọc nhiều mụn nước: acyclovir…
Thuốc giảm đau hạ sốt: paracetamol…
Lưu ý: tuyệt đối không sử dụng aspirin cho bệnh nhân đang điều trị thủy đậu và mới hồi phục. Do sử dụng Aspirin trong thủy đậu sẽ tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng histamin để giảm ngứa ngáy, khó chịu: clorpheniramin, loratadin, desloratadin, cetirizin…
Lưu ý: Các thuốc điều trị thủy đậu đường uống kể trên chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bừa bãi, tránh các tác dụng phụ do thuốc gây ra.

>>> Xem bài viết: 7 giải pháp giảm ngứa nhanh cho bệnh nhân thủy đậu

2. Sản phẩm bôi ngoài da
Xanh methylen 1%, dung dịch milian:
Ưu điểm: sát khuẩn, chống viêm trên da an toàn.

Nhược điểm: khả năng sát khuẩn yếu, không sử dụng được với mụn nước mọc ở niêm mạc miệng. Dung dịch có nguy cơ kích ứng nhẹ và màu xanh khi sử dụng trên da gây mất thẩm mỹ.

Gel Su Bạc:
Ưu điểm: sát khuẩn, chống viêm an toàn, sử dụng được với niêm mạc miệng và không màu, không mùi

Nhược điểm: hiệu quả tác dụng kém hơn xanh methylen, thành phần tác dược chứa chitosan dễ gây kích ứng.

Dung dịch sát khuẩn ion Dizigone:

Ưu điểm: kháng khuẩn, chống viêm an toàn, hiệu quả hơn xanh methylen, sử dụng được với niêm mạc miệng và không màu.

Nhược điểm: mùi cloride nhẹ, bay nhanh sau 5 – 10 giây.

Kem kháng khuẩn Dizigone Nano Bạc:
Ưu điểm: phổ tác dụng kháng khuẩn rộng hơn xanh methylen, giúp giảm ngứa, làm dịu da, dưỡng ẩm và ngăn ngừa sẹo hiệu quả, không màu.

Nhược điểm: mùi clo nhẹ.

III. Kiêng gì khi thủy đậu mọc quá nhiều?
Khi thủy đậu mọc quá nhiều, bệnh nhân cần lưu ý một số điều về chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt sau:

1. Thủy đậu kiêng ăn gì?
thủy đậu mọc quá nhiềuthuy-dau-moc-qua-nhieu

  • Các thức ăn dầu mỡ, quá mặn hay cay nóng như: ớt, gừng, quế, tiêu, hồi, mù tạt…
  • Các loại thịt tính nóng: thịt chó, thịt bò, thịt gà…
  • Hải sản có khả năng gây dị ứng như: tôm, ốc, ghẹ…
  • Thực phẩm từ bơ, sữa: kem, phô mai, bơ, váng sữa…
  • Thực phẩm chứa hàm lượng arginine cao như: đậu phộng, chocolate, nho khô, các loại hạt…


2. Thủy đậu kiêng làm gì?
  • Tuyệt đối không gãi, làm vỡ mụn nước: bởi làm vỡ mụn nước dễ gây bội nhiễm trên da và lây lan bệnh cho người khác khi tiếp xúc trực tiếp.
  • Không kiêng nước, kiêng tắm: bệnh nhân cần được lau người bằng nước ấm và khăn. Nếu không vệ sinh cơ thể hằng ngày, bệnh nhân dễ bị bội nhiễm trên da.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác: do thuỷ đậu có thể lây lan gián tiếp qua đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn mặt, cốc…
  • Không sử dụng các phương pháp dân gian để điều trị thuỷ đậu: tắm lá thuốc, tắm bằng gốc rạ… do nhiều phương pháp chưa được kiểm chứng độ an toàn với bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai và cho con bú, người già, trẻ em. Bởi đây là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu, dễ bị lây bệnh, lâu khỏi bệnh và dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.


>>> Xem bài viết: Kiêng tắm, kiêng gió – Sai lầm khi mắc thủy đậu

Thuỷ đậu là bệnh lành tính nhưng khi mọc quá nhiều mụn nước, bệnh nhân có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, người bệnh cần được điều trị kịp thời và chú ý chế độ ăn, thói quen sinh hoạt để ngăn thuỷ đậu mọc quá nhiều. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn đọc. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh thủy đậu, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.

Bài viết khác cùng Box :