Thông thường, chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi bé được 6 tháng tuổi và đa phần bé sẽ mọc đủ 20 răng sữa trước sinh nhật 3 tuổi. Tuổi mọc răng của mỗi trẻ có thể khác nhau, sớm hoặc chậm hơn vài tháng là bình thường và ba mẹ không cần quá lo lắng.



1. Khi nào trẻ mọc hết răng?
Tuổi mọc răng của trẻ rất khác nhau, có một số bé chưa mọc bất kỳ chiếc răng nào dù đã được 1 tuổi, trong khi có những bé đã mọc khá đầy đủ vào độ tuổi này. Đa phần thì trẻ sơ sinh sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên trong khoảng từ 6 - 7 tháng tuổi. Nếu khi bé được 15 - 18 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc chiếc răng nào ba mẹ hãy đưa bé đến nha sĩ nhi khoa để kiểm tra xem trẻ có thiếu chất gì không nhé.

Các răng sữa thường xuất hiện đơn lẻ và mọc từng chiếc một trong hàng tháng. Mặc dù không phải luôn cố định, nhưng hầu hết thứ tự mọc răng phổ biến ở trẻ như sau:

Đầu tiên là 2 chiếc răng giữa ở hàm dưới.
Sau đó là 2 chiếc răng cửa ở hàm trên.
Tiếp đến là các răng hai bên.
Cuối cùng là răng hàm.
khi nao tre het moc rang

Những chiếc răng sữa này có thể mọc không đều, chẳng hạn: chiếc ngắn chiếc dài, tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì chúng sẽ mọc thẳng ra theo thời gian.

Răng cuối cùng của trẻ mọc khi nào? Nếu chiếc răng hàm đầu tiên của trẻ mọc khi trẻ mới biết đi lúc khoảng 1 tuổi thì những chiếc răng cuối cùng thường đã mọc hết khi trẻ được 2 tuổi. Đây là răng hàm thứ hai và nằm ở phía sau của miệng, hàm trên và dưới.

Khi nào trẻ mọc hết răng? Đến 3 tuổi, trẻ sẽ có đầy đủ 20 chiếc răng sữa, bao gồm: 10 chiếc ở hàm trên và 10 chiếc ở hàm dưới. Những chiếc răng này sẽ không rụng đi cho đến khi răng vĩnh viễn của trẻ sẵn sàng mọc vào khoảng 6 tuổi.

2. Những triệu chứng ở tuổi mọc răng của trẻ.
Việc mọc những chiếc răng hàm sẽ gây đau nhiều hơn, vì chúng to hơn và cùn hơn so với răng cửa mọc trước. Và thời điểm mọc những chiếc răng cuối cùng thường không được ba mẹ chú ý bằng những chiếc đầu tiên. Theo các nha sĩ, rất ít cha mẹ lo ngại về việc trẻ mọc răng ở độ tuổi biết đi. Có thể bởi vì họ cho rằng đây là điều tự nhiên và không cần phải can thiệp, hoặc đơn giản là các bé không bị đau nhiều.

Các chuyên gia không rõ liệu mọc răng thực sự có gây ra các triệu chứng như quấy khóc hoặc tiêu chảy và sốt như các mẹ vẫn truyền tai nhau hay không, hay những triệu chứng này chỉ ngẫu nhiên xuất hiện cùng lúc với những chiếc răng mới mọc.

Mặc dù vậy, nhiều cha mẹ vẫn cho rằng việc mọc răng khiến con rất đau và khó chịu, ngay cả khi một số trẻ mọc răng mà không gặp vấn đề gì. Những triệu chứng mà bé hay gặp phải khi mọc răng như:

Chảy nước dãi và có thể dẫn đến phát ban trên mặt.
Sưng và đau nướu.
Khó chịu hoặc quấy khóc.
Cắn nhai đồ vật.
Không chịu ăn.
Gặp các vấn đề về giấc ngủ.
dau hieu tre moc rang

Trẻ mọc răng có những dấu hiệu nào

Nhiều bậc phụ huynh cho biết trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc sổ mũi hoặc sốt ngay trước khi mọc răng. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia cho rằng việc mọc răng không là nguyên nhân gây ra những triệu chứng này. Bên cạnh đó cũng có 1 số bác sĩ nhi khoa tin rằng việc mọc răng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy và phát ban nhẹ. Bởi, bé tiết ra nước bọt quá nhiều sẽ đọng lại trong ruột và gây ra hiện tượng phân lỏng phân lỏng. Ngoài ra, viêm nướu cũng có thể gây sốt nhẹ và ở mức dưới 38,3°C.

Làm gì khi trẻ bị sốt và hướng dẫn chăm sóc khi trẻ bị sốt.

Mặt khác, các chuyên gia về phát triển trẻ em khẳng định rằng việc mọc răng không thể gây sốt hoặc tiêu chảy, nôn mửa và chán ăn..Nếu có những dấu hiệu này bé cần được bác sĩ kiểm tra vì có thể là do nhiễm trùng và không liên quan đến việc mọc răng.

Nhìn chung, ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ có các triệu chứng khiến bạn lo lắng hoặc thân nhiệt cao từ 38,8°C trở lên. Bác sĩ sẽ thăm khám xem bé có cần được chăm sóc y tế hay không và có gì nguy hiểm không. Nếu trẻ đi tiêu phân lỏng nhưng không phải tiêu chảy kéo dài thì không cần quá lo lắng vì tình trạng bệnh sẽ tự hết.

3. Cách giúp bé giảm bớt khó chịu của bé khi mọc răng.
Khi mọc răng trẻ sẽ có biểu hiện muốn nhai đồ vật để làm dịu cơn đau ở nướu. Ba mẹ có thể áp dụng 1 số cách như:

Cho con đeo vòng bằng cao su hoặc một cái khăn để con gặm.
Bánh mì nướng cứng hoặc táo hoặc bánh vòng cũng là một lựa chọn tốt. Những thức ăn này không chỉ giúp làm dịu cơn đau nướu khi nhai mà còn tốt cho bộ hàm đang phát triển của bé.
Bé cũng có thể cảm thấy dễ chịu khi được ăn thức ăn lạnh như: nước sốt táo hoặc sữa chua.
tre an sua chua

Cho trẻ ăn sữa chua sẽ giúp con dễ chịu hơn trong giai đoạn mọc răng.

Nếu những phương pháp này không hiệu quả và bé vẫn cảm thấy khó chịu, một số bác sĩ khuyên bạn nên cho trẻ uống một liều nhỏ thuốc giảm đau như acetaminophen dành cho trẻ em. Đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào. Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin hoặc xoa lên nướu răng của trẻ để giảm đau. Việc sử dụng aspirin ở trẻ em có thể dẫn đến hội chứng Reye - một tình trạng hiếm gặp nhưng gây nguy hiểm tính mạng.

Hãy hỏi bác sĩ nhi khoa trước khi mẹ có ý định sử dụng gel giảm đau cho bé. Những loại thuốc này có thể làm tê cổ họng của trẻ và gây suy yếu phản xạ vùng họng miệng cũng như khiến con bị sặc nước bọt.

Nếu nước dãi gây phát ban trên mặt của con, ba mẹ hãy dùng vải cotton mềm lau nhẹ nhàng và không chà xát mạnh vào da trẻ. Bạn cũng có thể thoa đều mỡ khoáng (vaseline) lên cằm trước khi bé đi ngủ để bảo vệ da khỏi kích ứng.

Hy vọng các thông tin Hà Lâm Pharma chia sẻ trên đây sẽ giúp ba mẹ chăm sóc bé hơn trong giai đoạn bé mọc răng nha. Bên cạnh đó ba mẹ cũng đừng quên bổ sung Vitamin D3 + K2 Sanct Bernhard để con yêu phát triển toàn diện hệ xương, răng của mình nhé.

Vitamin D3k2 Đức

Ba Mẹ nhớ bổ sung Vitamin D3k2 cho con nha.

Xem thêm thông tin về sản phẩm Vitamin D3+K2

Link bài viết

https://halampharma.com/khi-nao-tre-het-moc-rang-tin144


Bài viết khác cùng Box :