Quần thâm mắt luôn là nỗi tự ti của cánh chị em phụ nữ. Quần thâm mắt kết hợp với sạm da khiến cho vẻ ngoài của chị em luôn có khuôn mặt mệt mỏi. Mắt quầng thâm và hầu như mọi người trong chúng ta ai cũng có lần bị quầng thâm dưới mắt.

Ở người quầng chỉ hơi thâm và thoáng qua trong một vài hôm nhưng dối với một vài trường hợp cá biệt quầng thâm sẫm màu hơn và ở lại trên mắt của chúng ta lâu hơn. Về cơ bản vùng da mí mắt dưới là vùng mỏng nhất trong hệ thống da toàn cơ thể. Máu chảy qua các tĩnh mạch nhỏ bên dưới làm cho vùng da này phơn phớt màu xanh.

Hiện tượng vùng da dưới mắt bị sẫm màu, đặc biệt xuất hiện sau những đêm thức khuya “dùi mài kinh sử” đối với các cô cậu học sinh hoặc sinh hoạt không điều độ cũng là nguyên nhân khiến chúng ta trông mệt mỏi, có vẻ như già hơn trước tuổi. Quầng thâm mắt là là khắc tinh của làm đẹp, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mĩ mà còn về tâm lý.

Hiện đã có nhiều phương pháp điều trị về thâm quầng mắt tuy nhiên vẫn có một số phương pháp từ thiên nhiên cũng mang lại hiệu quả cao. Tuy vậy chúng ta cũng cần nên tìm hiểu về quầng thâm mắt, về nguyên nhân gây ra quần thâm cũng như hướng điều trị chính xác cho từng trường hợp nhé!


2. Nguyên nhân thâm quần mắt và dấu hiệu của một số loại bệnh
2.1 Nguyên nhân thâm quần mắt


Trước giờ có lẽ bạn chỉ biết đến nguyên nhân thâm quần mắt đến từ việc thức quá khuya nhưng theo nghiên cứu thì có khá nhiều vấn đề dẫn đến thâm quần mắt. Sau đây là những yếu tố ơ bản được cho là nguyên nhân gây thâm quần mắt.

Do di truyền: Theo nghiên cứu từ các chuyên gia quầng thâm dưới mắt là đặc điểm một phần do di truyền. Nếu có người thân trong gia đình bị quầng thâm dưới mắt, chúng ta có thể sẽ mắc phải tình trạng này.

Điều này được các nhà khoa học lý giải là do yếu tố di truyền gia đình, phần da quanh mắt rất mỏng, khi máu lưu thông qua các tĩnh mạch sát bề mặt da sẽ làm da có màu xanh mét. Nếu các tĩnh mạch này có mật độ tập trung nhiều sẽ tạo thành màu sẫm dưới mắt, mà mọi người thường gọi là quầng thâm.

Do ánh nắng mặt trời: Những người phải thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời cũng có nguy cơ mắc thâm quần mắt. Lý do chính là vì trong ánh nắng có lượng sắc tố melanin. Sắc tố này tạo ra những đốm đen dưới da mà mọi người thường gọi là nám. Dưới vùng da quanh mắt, sắc tố melanin này sẽ tạo ra những mảng màu tối, sẫm màu.

Do dị ứng, hen suyễn, chàm: Những chứng bênh, hay bất kì vấn đề gì khiến da bị ngứa như bệnh chàm, hen suyễn… cũng đều có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng thâm quần mắt. Thêm nữa, một số thức ăn gây dị ứng cho cơ thể cũng có thể khiến quầng thâm dưới mắt xuất hiện. Dù chưa gãi hoặc dụi mắt, vùng da này cũng đã sậm hơn lúc bình thường. Nếu dụi mắt, vùng này lại càng thâm đen hơn.

Do mỹ phẩm, dược phẩm: Về cơ bản vùng da quanh mắt thường rất mỏng, yếu và rất nhạy cảm đổi với mỹ phẩm. Việc bạn sử dụng và lạm dụng các loại mỹ phẩm trang điểm và chăm sóc da mặt lên vùng da quanh mắt sẽ làm da khô, mỏng, yếu và thâm lại. Việc sử dụng các loại thuốc giãn mạch máu mà ta đang sử dụng có thể khiến cho các mạch máu bị giãn nở khiến vùng da dưới mắt bị sẫm màu.

Do chế độ dinh dưỡng: Tình trạng này thường gặp ở những bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân. Chế độ ăn kiêng thiếu chất dinh dưỡng, ăn uống thất thường, một nguyên nhân khác là uống ít nước cũng khiến vùng da dưới mắt dễ bị sậm màu.

Do cơ thể bị suy nhược, thiếu ngủ: Các mạch máu màu dưới da sẽ dần chuyển sang xanh đen dưới vùng mắt nguyên nhân do thiếu ngủ, lo âu, tâm trí căng thẳng hoặc mệt mỏi quá mức là nguyên nhân khiến làn da bị nhợt nhạt, xanh xao.

Do thai nghén: Ở phái nữ khi đang có sự xáo trộn về nộ tiết tố, lấy thí dụ như đang trong thời kì kinh nguyệt hoặc đang mang thai. Vùng da dưới mắt cũng trở nên xanh xao hơn, chúng lại cho phép các mạch máu màu xanh thẫm dưới da xuất hiện ra bên ngoài.

Do tuổi tác: Như bạn đã biết vùng da dưới bọng mắt rất mỏng và theo thời gian, khi bạn về già thf vùng da đó lại càng ngày càng mỏng hơn, tăng thêm nếp nhăn và bị sẫm màu. Đây xem như là quy luật mà chúng ta khó tránh khỏi.

Do bệnh lý nội khoa: Nếu quầng da dưới mắt kéo dài tình trạng thâm đen, phù thủng, tạo thành bọng thì cần phải ghi nhận đấy là những dấu hiệu xấu của sức khỏe và chúng ta cần phải được bác sĩ khám bệnh giúp tìm ra nguyên nhân các bệnh lý về tim, thận, máu…nếu có, để điều trị kịp thời.

2.1 Thâm quần mắt – dấu hiệu của một số loại bệnh

Có thể bạn chưa biết, thâm quần mắt còn là dấu hiệu của một số bệnh mà chị em mình cần lưu ý nha.

1. Bệnh gan: Gan đóng vai trò là cơ quan thải độc trong cơ thể con người. Những người có vấn đề về gan, chức năng đào thải độc tố sẽ trở nên bất thường khiến cơ thể không đào thải độc cách triệt để, dần dần có thể gây ra sự ứ đọng sắc tố đen ở vùng dưới bọng mắt.

2. Chứng thận tinh suy tổn: Một số ý kiến từ Y học Trung Quốc cho rằng thận là một cơ quan giàu tinh khí. Việc thiếu tinh khí của thận sẽ khiến mắt dễ bị thâm và đờ đẫn, kém linh hoạt. Qua đó lối sống không lành mạnh trong thời gian dài, tần suất sinh hoạt vợ chồng quá độ dễ gây ra tình trạng thận tinh suy tổn và sau đó sẽ xuất hiện quầng thâm ở mắt.

3. Viêm dạ dày mạn tính: Ở những bệnh nhân bị viêm dạ dày, nếu tiêu hóa không tốt kéo dài, hấp thu kém và bệnh tình tái phát thường xuyên thì quầng thâm cũng sẽ xuất hiện ở mắt. Đặc biệt, bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa kèm theo suy nhược thần kinh càng dễ bị quầng thâm.

4. Viêm mũi: Người bị viêm mũi dễ bị hắt hơi và chảy nước mũi quanh năm. Điều này làm tăng lưu lượng máu gần hốc tĩnh mạch dưới mắt, sẽ hình thành quầng thâm. Đặc biệt bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng hầu như sẽ luôn bị hiện tượng này.
Link tham khảo: https://www.myphams2b.vn/tham-quan-m...n-va-cach-tri/


Bài viết khác cùng Box :