Nhiệt miệng là tình trạng tổn thương niêm mạc miệng biểu hiện bằng các mụn nước nhỏ dễ vỡ, vết lở nông hoặc đường viền màu đỏ tươi. Hậu quả của nhiệt miệng là khiến cho người bệnh phải trải qua đau đớn khi ăn uống hay nói chuyện. Vì vậy, người bị nhiệt miệng nên bổ sung các loại thực phẩm mềm, lỏng, uống các loại nước thanh mát để làm dịu. Vậy nhiệt miệng uống gì là mát là phù hợp nhất? Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn 7 loại thức uống mát lành, bổ dưỡng khi bị nhiệt miệng.

I. 7 loại thức uống mát lành phù hợp khi bị nhiệt miệng
1. Nước cam

Khi được hỏi nhiệt miệng uống gì nhanh khỏi thì mọi người thường nghĩ tới nước cam đầu tiên. Trái cam có lẽ là loại hoa quả không còn xa lạ với tất cả mọi người. Trong cam chứa một lượng lớn vitamin C có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, folate và vitamin B trong cam có vai trò thúc đẩy hình thành các tế bào mới, giúp vết nhiệt miệng nhanh lành hơn.

Cách pha:

Chuẩn bị khoảng 2 trái cam rửa sạch, vắt lấy nước để uống.
Có thể pha thêm một chút đường để tăng độ ngọt cho nước cam.
Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày để khắc phục sớm tình trạng nhiệt miệng.
Lưu ý:

Không nên uống khi đói để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
Không nên dùng trực tiếp nước cam quá chua vì khi tiếp xúc với niêm mạc miệng tổn thương sẽ gây đau xót nhiều.
Không nên uống vào buổi tối vì có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa.
2. Nhân trần
Nhân trần (hay còn gọi là chè cát, chè nội, hoắc hương núi) thuộc họ hoa mõm chó. Theo y học cổ truyền, nhân trần có vị đắng, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Vì vậy, nước nhân trần là một trong những thức uống hữu hiệu với ai bị nhiệt miệng.

Cách pha:

Bộ phận dùng là toàn bộ phần cây trên mặt đất của nhân trần.
Lấy một lượng phù hợp đem đi rửa sạch để loại bỏ tạp chất.
Cắt thành từng đoạn 3-5cm, phơi và sao qua cho khô.
Cho phần nhân trần trên vào nước đun sôi. Để nguội rồi sử dụng.
Lưu ý: Không nên uống quá nhiều nhân trần hằng ngày. Do nhân trần có tác dụng lợi tiểu, có khả năng đào thải nhiều nước và các chất dinh dưỡng ra ngoài. Tình trạng này kéo dài khiến bạn dễ mất nước và mệt mỏi.

3. Rau má

Rau má (hay còn gọi là tích tuyết thảo, lôi công thảo hay liên tiền thảo) thuộc họ hoa tán. Rau má có tính hàn, khả năng làm mát cơ thể. Bên cạnh đó, trong rau má chứa hàm lượng lớn triterpenoids có tác dụng thúc đẩy quá trình liền vết thương, phù hợp với những ai bị nhiệt miệng.

Cách pha:

Rau má đem rửa sạch, xay ép lấy nước.
Sử dụng đều đặn hằng ngày, tình trạng nhiệt miệng sẽ phục hồi nhanh chóng.
Lưu ý:

Không nên sử dụng rau má quá 6 tuần.
Không nên dùng cho các đối tượng như: tiền sử mắc bệnh gan, ung thư.
4. Rau diếp cá

Rau diếp cá có vị cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Ngoài ra, rau diếp cá còn có tính kháng khuẩn, tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh, hiệu quả trong quá trình điều trị nhiệt miệng.

Cách pha:

Sử dụng một lượng rau diếp cá phù hợp rửa sạch, xay ép lấy nước để uống.
Duy trì mỗi ngày một cốc nước ép rau diếp cá, tình trạng nhiệt miệng của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Lưu ý: Rau diếp cá có mùi hơi tanh nên các bạn cân nhắc trước khi dùng loại nước ép này.

5. Nước chè tươi
Trong chè tươi có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ răng miệng, chống lại sự tấn công của vi khuẩn.

Cách pha:

Chuẩn bị một nắm lá chè tươi rửa sạch, sau đó pha với nước đun sôi.
Để nguội, sử dụng mỗi ngày cho hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý:

Sau khi uống, cần súc miệng lại bằng nước lọc để tránh bị vàng răng.
Không uống trà pha quá đặc, pha qua đêm, đã pha 2 nước.
Không uống sau 16 giờ dễ gây mất ngủ và không uống lúc đói gây cồn ruột.
6. Bột sắn dây

Bột sắn dây vị ngọt, tình bình có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng. Do đó, bột sắn dây là câu trả lời không tồi cho câu hỏi nhiệt miệng uống gì cho mát, nhanh khỏi.

Cách pha:

Với những người bị nhiệt miệng sử dụng khoảng 10-15g/ngày.
Pha loãng với nước nóng để bột sắn chín.
Có thể thêm một chút đường hoặc nước cốt chanh để tăng hương vị.
Lưu ý:

Bột sắn dây có tính hàn nên không uống quá 1 cốc/ngày.
Nên pha bột sắn với nước nóng để làm chín, giảm tính hàn, tránh gây đau bụng, tiêu chảy.
7. Nước ép cà chua

Cà chua có tính bình, vị chua, hơi ngọt có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ hiệu quả trong quá trình bị nhiệt miệng.

Cách pha:

Rửa sạch cà chua, bóc vỏ, xay nhuyễn.
Thực hiện đều đặn hằng ngày để khắc phục tình trạng nhiệt miệng nhanh nhất.
Lưu ý: Cần lựa chọn cà chua có nguồn gốc rõ ràng để tránh ăn phải cà chua có phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng.

Những người bị nhiệt miệng đều trong trạng thái khó chịu, đau đớn, gặp phải vấn đề lớn trong ăn uống. Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn các loại thức uống vừa bổ dưỡng, vừa an toàn dễ kiếm, hỗ trợ hiệu quả tình trạng nhiệt miệng. Từ giờ bạn không cần phải lo lắng bị nhiệt miệng uống gì hiệu quả, mau khỏi nữa. Trong quá trình sử dụng, các bạn cần nắm được một số lưu ý để việc thực hiện đạt kết quả tốt nhất.

II. 3 giải pháp hữu ích khi bị nhiệt miệng lâu ngày, hay tái lại

Đồ uống chỉ giúp làm dịu cảm giác nóng rát trong khoang miệng và cho hiệu quả chậm với các trường hợp nhiệt miệng nhẹ, Tác dụng chính của nó chỉ nhằm hỗ trợ nhiệt miệng khỏi nhanh hơn. Để xử lý nhiệt miệng, cần sử dụng các sản phẩm chuyên dụng giúp sát khuẩn, làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa viêm, nhiễm trùng tại chỗ. Một số sản phẩm tham khảo dành cho bạn đọc:

1. Thuốc mỡ bôi nhiệt miệng Oracortia

Xuất xứ: Thái Lan.

Thành phần chính là triamcinolone acetonide có tác dụng làm giảm các triệu chứng của viêm nhiễm khoang miệng hay tổn thương.

Cách dùng và liều dùng:

Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng: đánh răng hoặc súc miệng bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%.
Sử dụng tăm bông lấy một lượng nhỏ bôi lên vị trí nhiệt miệng.
Nên sử dụng buổi tối, trước khi đi ngủ để thuốc tác dụng với tổn thương thời gian dài. Với những trường hợp nặng, dùng 2-3 lần/ngày, sau ăn.
Giá tham khảo: 12 000 VNĐ/gói.

Đánh giá sản phẩm:

Ưu điểm:

Phổ biến, dễ tìm mua được tại các hiệu thuốc.
Hiệu quả tốt trong việc điều trị nhiệt miệng.
Nhược điểm:

Do đây là một corticoid tổng hợp nên không dùng liên tục trong thời gian dài, không dùng trên vùng da diện rộng.
Các tác dụng phụ có thể gặp phải: teo da, ban đỏ, rạn và mỏng da
2. Thuốc mỡ bôi nhiệt miệng Kamistad Gel N

Xuất xứ: Đức

Thành phần chính là lidocain và dịch chiết hoa cúc có tác dụng điều trị các triệu chứng viêm, đau, loét niêm mạc miệng, kể cả các trường hợp có mụn nước, nhiệt miệng nặng.

Cách dùng và liều dùng:

Vệ sinh sạch sẽ răng miệng.
Lấy một lượng phù hợp ra tăm bông. Bôi lên vùng da bị nhiệt miệng.
Người lớn: khoảng 0,5cm thuốc lấy ra, 3 lần/ngày.
Trẻ con: khoảng 0,25cm thuốc lấy ra, 3 lần/ngày.
Giá tham khảo: 39 000 VNĐ/tuýp.

Đánh giá sản phẩm:

Ưu điểm:

Dễ tìm tại các hiệu thuốc.
Hiệu quả trong điều trị nhiệt miệng.
Nhược điểm:

Tác dụng không mong muốn: cảm giác bỏng rát nhẹ khi bôi lên bề mặt da.
Lidocain có tương tác với các thuốc như: cimetidine, các thuốc chống loạn nhịp, các thuốc chẹn b – adrenergic,… vì vậy cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Có xảy ra hiện tượng co giật ở trẻ em khi nuốt phải lidocain (khoảng 10-30ml dung dịch lidocain 4%).
>>> Xem bài viết: Gel trị nhiệt miệng Kamistad N có tác dụng như nào? Dùng sao cho hiệu quả?

3. Dizigone – giải pháp hiệu quả trong xử lý tình trạng nhiệt miệng lâu ngày


Các thuốc kể trên tuy hiệu quả trong quá trình điều trị nhiệt miệng nhưng bên cạnh đó vẫn tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn khác. Vậy đâu là giải pháp hữu hiệu trong việc xử lý nhiệt miệng lâu ngày, hay tái phát? Là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ tiên tiến EMWE đến từ châu Âu, dung dịch kháng khuẩn Dizigone có những ưu điểm:

Tiêu diệt 100% vi sinh vật gây bệnh trong vòng 30 giây.
Không đau xót, kích ứng niêm mạc miệng, không làm tổn thương đến các tế bào lành xung quanh.
Tương thích với cơ chế đề kháng tự nhiên của cơ thể nên tuyệt đối an toàn. Sử dụng cho mọi lứa tuổi.
Dizigone sẽ là giải pháp hiệu quả xử lý tình trạng nhiệt miệng lâu ngày.

Nhược điểm: sản phẩm có mùi clo nhưng tương đối dịu nhẹ, là thành phần tương thích với cơ thể.

Giá tham khảo:

Dung dịch Dizigone 300ml giá 100 000VNĐ/chai.
Dung dịch Dizigone 500ml giá 145 000VNĐ/chai.
Cách sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone:

Sử dụng Dizigone súc miệng thường xuyên, đặc biệt là sau khi ăn. Không cần súc miệng lại bằng nước. Tùy mức độ bị nhiệt, thực hiện 3-5 lần/ngày, tiếp tục duy trì đều đặn mỗi ngày sau khi đã khỏi bệnh.

Hi vọng, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những cách xử lý phù hợp nhất khi bị nhiệt miệng. Bên cạnh nhiệt miệng uống gì thì mọi người cần bỏ túi các cách khác để chữa nhiệt miệng trong trường hợp nặng. Nếu còn bất cứ thông tin nào cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được các chuyên gia y tế giải đáp.


Bài viết khác cùng Box :