Nấm lưỡi hay còn gọi là tưa lưỡi do một loài nấm men có tên khoa học là Candida albicans. Sự phát triển của chúng khiến niêm mạc miệng và lưỡi bị tổn thương gây đau đớn và bất tiện cho người bệnh khi ăn uống, nói chuyện. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu 5 thuốc trị nấm lưỡi hiệu quả.

I. Nguyên tắc trị nấm lưỡi tại nhà

Muốn trị dứt điểm nấm lưỡi, trước hết cần phải loại trừ được tác nhân gây bệnh là nấm Canida. Kháng sinh chống nấm và dung dịch sát khuẩn là các loại thuốc có khả năng ngăn chặn sự phát triển của loài nấm men gây bệnh này. Tùy theo từng đối tượng cụ thể nhiễm nấm lưỡi, có thể lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị tại nhà phù hợp. Thông thường, các thuốc kháng sinh cần có sự kê đơn và giám sát của bác sĩ mới được sử dụng tại nhà và chúng có kèm theo một số tác dụng phụ. Vì vậy, sử dụng dung dịch sát khuẩn để diệt trừ nấm là cách tối ưu hơn để loại bỏ tưa lưỡi trong trường hợp nhẹ – trung bình

1. Đối với trẻ nhỏ/trẻ sơ sinh
Trẻ nhỏ/trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm nên việc sử dụng các loại kháng sinh chống nấm nên được cân nhắc kỹ lưỡng. Có thể lựa chọn các loại dung dịch sát khuẩn vừa đảm bảo an toàn vừa có khả năng diệt nấm để rơ lưỡi (đánh tưa lưỡi) cho bé.

Cách đánh tưa lưỡi cho bé:

Cha mẹ rửa tay và đặt bé nằm ngửa.
Dùng 1 miếng gạc (khăn xô) mềm, sạch quấn quanh ngón tay trỏ. Nhúng ngón tay quấn băng gạc vào dung dịch sát khuẩn phù hợp.
Nhẹ nhàng lau mặt lưỡi từ trong ra ngoài. Nếu các mảng tưa lưỡi còn nhiều, thay băng gạc để lau lại lần nữa.
Thay miếng gạc mới vệ sinh cả 2 bên má, trên vòm miệng, môi nếu cũng thấy nấm.

2. Đối với trẻ nhỡ/người lớn

Biện pháp đơn giản và ít tác dụng phụ là súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn/thuốc diệt nấm. Thêm vào đó, đối tượng này nên duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách.

Các thuốc kháng sinh chống nấm có thể sẽ được kê trong trường hợp nấm lưỡi nặng hoặc dung dịch sát khuẩn súc miệng không hiệu quả.

>>> Xem thêm: Tưa lưới trẻ sơ sinh có đáng lo ngại

II. Năm thuốc trị nấm lưỡi hiệu quả:
1. Nystatin
Nystatin có cấu trúc polyen, tác dụng tốt trên nấm Canida. Thuốc hoạt động thông qua cơ chế gắn với sterol của màng tế bào nấm nhạy cảm và thay đổi tính thấm của chúng. Kali và các thành phần thiết yếu của nấm bị thoát ra ngoài. Từ đó, thuốc có tác dụng kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt nấm tùy theo nồng độ.

Tuy nhiên, một số tác dụng không mong muốn của thuốc có thể xuất hiện do chất Candium gây ra. Đây là chất mang độc tố được giải phóng ra trong quá trình ly giải nấm. Một số biểu hiện hay gặp là: dị ứng, mề đay, mẩn đỏ, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy.

Ngừng sử dụng thuốc và báo cho bác sĩ nếu có dấu hiệu dị ứng hoặc tác dụng phụ đáng ngờ.

2. Miconazol

Miconazol (thuốc Daktarin) thuộc nhóm imidazol tổng hợp, tác dụng tốt trên loài nấm Canida. Thuốc hoạt động nhờ khả năng ức chế enzym tổng hợp ergosterol. Đây là thành phần quan trọng của màng tế bào nấm gây ngăn cản sự sinh trưởng của tế bào nấm.

Thuốc kháng nấm imidazol thường có độc tính cao hơn nhóm triazol. Thuốc này thiếu tính chọn lọc trên enzym của tế bào nấm và người. Điều này có thể dẫn đến ức chế sự tổng hợp sterol ở người. Thêm vào đó, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đi ngoài, buồn nôn, đôi khi viêm gan, mẩn ngứa

3. Fluconazol

Fluconazol là thuốc kháng nấm triazol tổng hợp có tác dụng trên Canida. Cơ chế hoạt động của thuốc thông qua ca ức chế cyp P450 14 – α – demethylase. Đây là enzym tổng hợp ergosterol – sterol chủ yếu ở màng tế bào nấm. Thuốc tác dụng chủ yếu enzym của màng tế bào nấm, ít ức chế enzym của cơ thể (chọn lọc hơn nhóm imidazol). Fluconazol vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ như: nhức đầu, chóng mặt, muốn nôn, nôn, đi ngoài.

Thuốc Fluconazol thường được chỉ định trên người bệnh không dung nạp các thuốc trị nấm thông thường khác hay khi các thuốc này không có tác dụng.

4. Clotrimazol

Clotrimazol là thuốc chống nấm thuộc nhóm imidazol tổng hợp có phổ rộng (bao gồm cả Canida). Cơ chế hoạt động của thuốc là liên kết với các phospholipid trên màng tế bào nấm, làm thay đổi tính thấm của màng. Từ đó, gây mất các chất thiết yếu nội bào dẫn đến tế bào nấm bị tiêu hủy.

Khi dùng Clotrimazol bôi tại chỗ có thể gây ra các kích ứng như nóng rát, phồng rộp. Dùng đường uống có thể gặp một số tác dụng phụ: nôn, rối loạn tiêu hóa, tăng men gan, giảm bạch cầu…

5. Dung dịch sát khuẩn Dizigone

Các dung dịch sát khuẩn sử dụng diệt nấm mang lại hiệu quả nhanh và tiện dụng. Tuy nhiên, hiện nay rất ít dung dịch sát khuẩn được khuyến cáo để điều trị nấm miệng. Đa phần, chúng ít đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí an toàn, hiệu quả nhất là đối với trẻ em. Tuy nhiên, Dizigone là dung dịch sát khuẩn đáp ứng được các tiêu chí đó. Nó có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ sơ sinh do sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội:

Tác dụng diệt nấm mạnh, nhanh chỉ trong 30s. Súc miệng, rơ lưỡi trong thời gian ngắn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.
Hiệu lực tác dụng cao trên loài nấm Canida.
Không gây đau xót, không gây kích ứng với niêm mạc miệng.
Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng
Không tác dụng phụ.
Đã được chứng nhận an toàn kể cả với trẻ sơ sinh.
Vì vậy, dung dịch sát khuẩn Dizigone là lựa chọn tối ưu cho việc điều trị nấm miệng tại nhà.

Nếu tự điều trị nấm lưỡi tại nhà bằng dung dịch sát khuẩn không hiệu quả.hoặc diễn biến trầm trọng thêm, bạn nên đến bác sĩ để thăm khám. Không nên tự ý sử dụng kháng sinh chống nấm mà chưa có sự đồng ý của chuyên gia y tế.

III. Các lưu ý để phòng ngừa nấm lưỡi quay lại
1. Đối với trẻ sơ sinh

  • Định kỳ rơ lưỡi cho trẻ với dung dịch sát khuẩn Dizigone.
  • Sau khi bú mẹ, ăn dặm nên cho trẻ uống 1 chút nước tránh lắng đọng sữa, đồ ăn thừa trong miệng trẻ.
  • Ngâm, rửa đồ chơi của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone để diệt bào tử nấm tiềm ẩn.
  • Chế độ ăn uống của trẻ đầy đủ dinh dưỡng, khoa học để tăng cường sức đề kháng.
  • Không dùng kháng sinh phổ rộng, corticoid cho trẻ nếu không thực sự cần thiết.
  • Mẹ nên đảm bảo đầu vú được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi cho bé bú trực tiếp/ vắt sữa.


2. Đối với trẻ nhỡ, người lớn
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách 2 lần mỗi ngày.
  • Kiểm soát các bệnh lý nền có thể gây nấm nếu có: đái tháo đường, trào ngược dạ dày,…
  • Súc miệng bằng dung dịch Dizigone 2-3 lần/ngày.


Bài viết hy vọng đem đến kiến thức cho độc giả về điều trị nấm lưỡi tại nhà một cách đầy đủ và khoa học. Mọi thắc mắc mắc và cần tư vấn về sản phẩm Dizigone vui lòng liên hệ 1900 9482.

Tham khảo: Dành cho cha mẹ: Tưa miệng ở trẻ em

Bài viết khác cùng Box :