Hành trang cho các bà mẹ bỉm sữa không thể thiếu được kiến thức về các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một trong những tổn thương thường gặp nhất khi bé mới chào đời chính là hăm tã. Đây là bệnh mà các mẹ dễ dàng phát hiện và có thể xử lý ngay tại nhà. Vậy có những cách nào trị hăm tã cho bé an toàn và hiệu quả? Thông tin ngay dưới đây giúp các mẹ giải đáp câu hỏi này.
I. Hăm tã là gì?
Hăm tã là căn bệnh phổ biến ở trẻ em có sử dụng tã bỉm. Đây là một dạng viêm da ở khu vực sử dụng tã như mông, bẹn, đùi, bộ phận sinh dục. Hăm tã không phải là bệnh nặng. Tuy nhiên nếu bệnh không được phát hiện sớm để xử lý hoặc xử lý không đúng cách có thể dẫn tới viêm nhiễm, lở loét và để lại nhiều biến chứng sau này.
II. Làm sao biết bé nhà mình bị hăm tã?
Hăm tã dựa theo biểu hiện mà chia ra thành 5 mức độ:
Mức độ 1 (bình thường): trên da xuất hiện những mảng da ửng hồng ở phần quấn tã bỉm. Tuy nhiên, màu hồng không xuất hiện lâu mà sau vài tiếng sẽ mờ đi và mất, tương tự với trường hợp da bị kích thích hay dị ứng nhẹ.
Mức độ 2 (nhẹ): sau nhiều lần xuất hiện rồi lại mất, vùng da bị hăm có màu hồng đậm, ở một vị trí cố định trên da và không tự mất đi nữa.
Mức độ 3 (vừa): mảng hăm da màu chuyển sang đỏ đậm, xuất hiện những mụn nhỏ li ti, có thể là mụn nước hoặc mụn cứng.*
Mức độ 4 (trung bình): mảng da đỏ đậm rõ rệt, mụn trên da bé có xu hướng tự vỡ (mụn nước) hoặc bị cào xước do cọ xát. Dịch chảy ra từ mụn có màu vàng trong, không mùi.
Mức độ 5 (nặng): mảng da hăm loang rộng, vết mụn vỡ có dấu hiệu nhiễm trùng: vết thương lâu liền và có xu hướng mở rộng ra thành vùng da loét, dịch từ vết loét có màu đục, có thể có mùi hôi.
Khi hăm ở trẻ phát triển đến giai đoạn 5, thường tổn thương sẽ lan ra nhiều khu vực khác chứ không chỉ khu trú ở vùng quấn tã. Da tổn thương với diện tích lớn và sâu vào cấu trúc bên trong. Các mẹ lúc này cần đặc biệt quan tâm và thường xuyên theo dõi bé, đưa bé tới gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng:
Sốt cao, sốt nóng, mẹ có sử dụng các biện pháp hạ sốt mà bé không đỡ.
Sốt dẫn tới co giật.
Hoặc bé bị loét mảng lớn, những phương pháp điều trị mẹ áp dụng không có hiệu quả.
Biểu hiện của trẻ ở mức độ 1,2 và 3 chỉ là ngứa ngáy, khó chịu do da bị kích ứng. Nhưng từ giai đoạn 4 trở lên, tổn thương nặng và sâu làm trẻ đau đớn, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, ngủ không ngon và thường xuyên tỉnh giấc.
Những biểu hiện do hăm trên da rõ rệt và trong thời gian dài nên các mẹ có thể nhanh chóng phát hiện ra chúng. Việc phát hiện và xác định đúng loại bệnh mà bé gặp là một nhân tố quan trọng góp phần chữa khỏi cho bé.
III. Nguyên nhân của hăm tã
Hăm tã có thể do vấn đề nội tại trong cơ thể bé, do yếu tố bên ngoài hoặc sự kết hợp của cả hai yếu tố trên:
Yếu tố bên ngoài: thường do quá trình vệ sinh da và chăm sóc da bé chưa đúng cách.
Tã, bỉm bé sử dụng có kích thước không phù hợp: tã quá nhỏ gây bó hẹp, cọ xát mạnh lên da.
Tã bỉm kém chất lượng: do quá trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh, hay chất liệu cấu tạo chứa nhiều thành phần tổng hợp (nilon, hạt nhựa,...) khó thấm hút chất thải, dễ gây bí bách và không dịu nhẹ với da nhạy cảm.
Sử dụng bỉm không phù hợp, kém chất lượng là nguyên nhân dẫn đến hăm tã
Khăn giấy, khăn ướt sử dụng để vệ sinh cho bé chứa nhiều hương liệu, chất tạo màu, tạo mùi, bảo quản dễ gây kích ứng cho da.
Phân, nước tiểu tiếp xúc lâu trên da bé: do bố mẹ không thường xuyên thay tã, bỉm; bé thường xuyên tiêu chảy do rối loạn tiêu hoá hay dùng thuốc (kháng sinh,...). Chất thải chứa nhiều vi khuẩn, nấm, đồng thời tạo môi trường ẩm ướt cho chúng phát triển gây kích ứng da; ph da bị acid hoá, dễ bị kích thích và mài mòn.
Mẹ trong lúc vệ sinh da bé sử dụng nhiều lực. Da bé nhạy cảm mà bị chà xát thường xuyên cũng dẫn tới hăm.
Yếu tố bên trong (hay yếu tố nội tại trong cơ thể):
Da trẻ em thường chỉ mỏng bằng ⅕ da người lớn và rất nhạy cảm. Những kích thích, tác động từ bên ngoài đều có thể dễ dàng khiến da bé tổn thương, trong khi những kích thích này ở ngay xung quanh và tác động thường xuyên lên da bé.
Một số trẻ có cơ địa dị ứng, dễ mắc các bệnh như viêm da cơ địa, hăm tã khi cơ thể tiếp xúc với thành phần mà cơ thể cho là lạ như: một số thức ăn (hải sản, trứng, nhộng,..); bụi bẩn, phấn hoa; chất bảo quản, chất sát khuẩn, chất tẩy rửa mạnh,...
IV. Nguyên tắc điều trị hăm tã cho bé
Những nguyên tắc sau là những điều mà các mẹ cần nhớ và thực hiện xuyên suốt quá trình trị hăm tã tại nhà cho bé:
Loại bỏ các nguyên nhân, yếu tố gây kích thích da bé.
Chăm sóc da đúng cách, vệ sinh da bé thường xuyên để loại bỏ mầm bệnh.
Cung cấp dưỡng chất và độ ẩm cần thiết để da nhanh chóng hồi phục.
V. 7 điều mẹ cần làm để hăm ở bé mau khỏi
Hăm tã không quá nguy hiểm và các mẹ hoàn toàn có thể điều trị cho bé ngay tại nhà với các bước sau:
1. Chọn tã, bỉm, khăn giấy đảm bảo chất lượng, uy tín; không chứa các chất bảo quản, tạo màu, tạo mùi dễ gây kích ứng; kích thước tã, bỉm phù hợp theo cân nặng trẻ.
2. Thường xuyên vệ sinh da cho bé,thay tã, bỉm ít nhất 3 lần/ngày, nhất là khi trẻ vừa đi vệ sinh ra bỉm, không để chất thải tiếp xúc lâu với da. Lưu ý là mẹ nên nhẹ nhàng khi lau rửa cho bé, sau khi da bé khô ráo hoàn toàn mới mặc đồ để tránh tạo môi trường ẩm và bí cho mầm bệnh có cơ hội phát triển.
3. Sử dụng sản phẩm kháng khuẩn để loại bỏ nấm, vi khuẩn trên da.
Đây là khâu quan trọng nhất nếu mẹ muốn bé nhanh khỏi bệnh. Nấm, vi khuẩn không được loại bỏ chúng sẽ xâm nhập vào cấu trúc da và các vết thương hở. Vết thương hở lúc này lâu lành, có xu hướng mở rộng diện tích, chảy dịch, mủ. Da trẻ thì ngứa ngáy, khó chịu, da mẩn đỏ lan rộng và nổi thêm mụn. Vì vậy sản phẩm kháng khuẩn là cực kỳ quan trọng khi bé bị hăm tã.
Một sản phẩm kháng khuẩn phù hợp với trẻ phải đảm bảo có phổ kháng khuẩn rộng (tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn và nấm), thành phần an toàn, lành tính cho da nhạy cảm và không gây đau rát. Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm có tác dụng kháng khuẩn nhưng do da bé dễ bị kích ứng nên không phải loại nào cũng dùng được. Các mẹ nên chọn cho bé sản phẩm chuyên biệt như dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Đây là một sản phẩm đảm bảo về độ dịu nhẹ cho làn da bé và cho hiệu quả rất tốt trong kháng khuẩn (tiêu diệt đến 100% vi sinh vật có hại trên da)
4. Cấp ẩm, dưỡng chất cho da. Da muốn hồi phục tốt thì cần có môi trường thuận lợi (được cấp ẩm cần thiết) và được cung cấp “thức ăn” (chất dinh dưỡng). Da đủ ẩm sẽ giảm bớt tình trạng khô, ngứa, chống chịu tốt hơn với những kích thích từ môi trường. Dưỡng chất giúp cung cấp nguyên liệu, đẩy nhanh quá trình hình thành da non, loại bỏ phần da tổn thương do bệnh.
Các mẹ có thể sử dụng những thứ có sẵn trong nhà để dùng cho bé như dầu dừa, dầu oliu, tinh chất bơ,... Cách này rẻ tiền, sẵn có, dễ thực hiện. Tuy nhiên nếu mẹ dùng cách này cần chú ý nhiều điểm vì đồ mình bôi cho bé chưa đảm bảo về độ an toàn với da trẻ, có thể nhiễm vi khuẩn, nấm mà chúng ta không kiểm soát được, hiệu quả điều trị còn hạn chế.
Hiện nay thì đa số các bà mẹ bỉm sữa thường lựa chọn sản phẩm kem hăm tã cho bé. Lý do là bởi tính tiện lợi, an toàn, kết hợp nhiều tác dụng trong cùng một sản phẩm bôi da. Tác dụng chính của kem là phòng và điều trị hăm tã, cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho da, giảm nhanh chóng các triệu chứng của hăm, trả lại cho bé làn da sạch, khỏe, mịn màng. Một số sản phẩm mà các mẹ nên tham khảo ngay: kem hăm tã Bepanthen, kem Sudocrem, kem Cetaphil, kem Dizigone nano bạc (trong bộ sản phẩm kem Dizigone nano bạc và dung dịch kháng khuẩn Dizigone),....
5. Ngừng một số loại thức ăn (với trẻ ăn dặm hoặc mẹ đang trong quá trình cho bé bú) nếu thấy trẻ có tình trạng gia tăng ngứa, nổi mẩn hay lan rộng vùng tổn thương.
6. Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp khu vực sinh hoạt, đồ dùng, đồ chơi của trẻ để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm trong môi trường.
7. Hăm ở bé sau một thời gian điều trị mà* tình trạng bệnh không giảm bớt, tổn thương và những vết loét không lành, ngày càng nặng thì mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ. Nếu mẹ thấy bé có những biểu hiện như sốt cao không hạ, co giật, hôn mê thì mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất.
VI. Làm gì để ngăn hăm tã tái phát?
Hăm tã sau khi điều trị khỏi vẫn có thể tái phát. Bởi nguyên nhân dẫn tới hăm chủ yếu do quá trình chăm sóc không đúng cách và các tác động từ bên ngoài. Để ngăn hăm không quay trở lại các mẹ nên thực hiện các biện pháp sau:
Duy trì thói quen tích cực trong chăm sóc và vệ sinh da cho bé như đã nêu trên.
Dùng dung dịch kháng khuẩn, kem hăm sau khi vệ sinh cho bé. Tuy nhiên mẹ cần lựa chọn, tham khảo bảng thành phần kỹ lưỡng khi dùng các sản phẩm này để phòng ngừa hăm tã, tránh trường hợp lạm dụng kéo dài các hoạt chất không đảm bảo an toàn cho bé.
Với trẻ ăn dặm, nên cho bé ăn nhiều chất xơ (rau xanh, hoa quả), ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như thịt, cá, trứng, sữa,... Bé đang bú mẹ thì mẹ nên ăn đủ chất và đa dạng. Chất dinh dưỡng và các yếu tố đề kháng sẽ qua sữa mẹ vào bé. Bé khỏe thì khả năng chống lại bệnh cũng tốt hơn.
Cần bổ sung vitamin và các loại khoáng chất cho trẻ nhỏ
Khi bé bị tiêu chảy mẹ cần chú ý tới việc chữa trị cho bé và thường xuyên thay tã, bỉm. Ngoài ra, mẹ nên xem xét bổ sung lợi khuẩn phù hợp để cải thiện hình thái phân và tăng cường sức khỏe đường ruột của bé.*
VII. 5 sai lầm mà các mẹ nên tránh khi điều trị hăm tại nhà cho bé
Sự hiểu biết sai lệch và tin theo những thông tin không chính thống khiến các mẹ có những xử lý sai lầm khi điều trị cho bé. Hậu quả bé đau đớn, khó chịu kéo dài. Vì thế các mẹ nên tránh ngay những sai lầm sau:
1. Sử dụng dung dịch sát khuẩn phổ biến trên thị trường: cồn sát khuẩn, cồn iod, oxy già,... Những sản phẩm này kháng khuẩn tốt, rẻ tiền, dễ mua. Tuy nhiên với da nhạy cảm của bé thì không thể dùng được. Tác dụng của chúng không quá mạnh, thành phần lại dễ gây kích ứng nên sẽ khiến bé đau rát khi sử dụng.
2. Lạm dụng kem trị hăm tã: sử dụng quá nhiều lần trong ngày hay bôi lượng kem dày lên da. Kem hăm tã thường có dạng thuốc mỡ với tính chất nhờn, dính. Bôi nhiều lần hay bôi quá nhiều khiến da bé luôn trong trạng thái bết dính khó chịu; làm bít tắc lỗ chân lông, sự trao đổi chất của da với môi trường từ đó bị hạn chế; kem lem ra quần áo, đồ dùng, đồ chơi gây mất vệ sinh. Vì thế mẹ chỉ nên dùng 2-3 lần/ngày và bôi vừa đủ cho bé. Khi bé bị hăm tã nặng, sử dụng đơn độc kem hăm tã không thể giúp bé khỏi bệnh vì hầu hết chỉ có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm yếu. Mẹ cần kết hợp dùng dung dịch kháng khuẩn trước, sau đó mới thoa kem cho bé.
3. Sử dụng phấn rôm: nhiều mẹ nghĩ rằng hăm là do da bị ẩm ướt nên dùng phấn rôm để giữ da khô thoáng, giúp ngăn ngừa và điều trị hăm. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy rằng phấn rôm không có tác dụng trong việc điều trị hăm tã ở trẻ. Kích thước rất nhỏ của phấn nếu bé hít phải, vào phổi có thể gây tắc, viêm phổi; trên da có thể gây bít tắc lỗ chân lông.
4. Sử dụng các bài thuốc dân gian, gia truyền, lá tắm chưa được nghiên cứu, chứng minh. Hiệu quả của các phương pháp này mang đến là rất ít, nhưng nguy cơ rủi ro cho bé lại cực kỳ cao.
5. Thường xuyên động, chạm, sờ vết thương của trẻ. Điều này rất nên hạn chế vì tay có thể đưa chất bẩn, vi khuẩn có hại lên da trẻ.
Vừa rồi là tổng hợp những thông tin mà các mẹ cần biết về hăm tã. Làm đúng các bước và tránh mọi sai lầm sẽ giúp bé nhà mình mau chóng khỏi hăm và không bị tái phát. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bé khỏe mạnh và thoải mái vui chơi, phát triển, không lo bệnh tật. Mọi thông tin cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482.

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp


Bài viết khác cùng Box :