Đối tượng trẻ em thường rất hiếu động, đôi khi chúng chưa nhận thức được mối nguy hiểm xung quanh, điển hình là tác nhân gây bỏng. Vậy khi em bé bị bỏng phải làm sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.
I, Những nguyên nhân có thể làm em bé bị phỏng
Nguyên nhân thường gặp làm em bé bị bỏng là bỏng nhiệt, điển hình là bỏng nước sôi và bỏng bô xe máy.
Bỏng nước sôi có thể xảy ra trong khi tắm bằng nước nóng, cha mẹ chưa pha nước lạnh bé đã chạm tay hay chạm chân vào. Một nguyên nhân khác có thể trẻ chạm phải nước sôi từ xoong nồi chứa thức ăn hay ấm nước.
Bỏng bô xảy ra khi trẻ chèo lên xe mà vô tình giẫm phải bô xe máy còn đang nóng.
Dù là bỏng do nguyên nhân nào thì việc sơ cứu kịp thời cũng là rất cần thiết. Vậy khi bé bị bỏng cần sơ cứu ra sao, hãy tìm hiểu cụ thể ở mục bên dưới.
Bỏng nhiệt là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị phỏng
II, 4 bước sơ cứu cho em bé bị bỏng
1, Loại bỏ tác nhân gây bỏng
Khi trẻ bị bỏng nước sôi hay bỏng bô, bước đầu tiên cần làm là loại bỏ tác nhân gây bỏng. Cha mẹ cần ngay lập tức cởi bỏ quần áo nhẹ nhàng cho bé, tránh làm tình trạng bỏng nặng và sâu hơn.
2, Làm mát cho vết bỏng
Cha mẹ cần nhanh chóng làm mát vùng da bị bỏng của trẻ
Sau khi đã loại bỏ tác nhân gây bỏng, cha mẹ cho bé ngâm vết bỏng vào thau nước mát. Thực hiện làm mát trong vòng 20 đến 30 phút, cha mẹ cố gắng dỗ dành trẻ nếu trẻ quấy khóc và giãy dụa. Một cách làm dịu cơn đau rát cho bé là chườm mát bằng đá. Tuy nhiên phụ huynh cần lưu ý không được dùng đá chườm trực tiếp lên vết bỏng, tránh xảy ra tình trạng bỏng lạnh.
3, Làm sạch cho vết bỏng
Vết bỏng của bé sau khi đã dịu cơn đau cần tiến hành loại bỏ dị vật trên da. Nếu tình trạng bỏng nhẹ chỉ cần sử dụng xà phòng để rửa nhẹ nhàng.
Nếu tình trạng bỏng nặng, phụ huynh cần sử dụng thuốc sát khuẩn để làm sạch vết bỏng. Các thuốc sát khuẩn hiện nay như Povidon Iod, cồn Y tế không nên dùng để sát khuẩn cho trẻ em bị bỏng do tính nhuộm màu khó quan sát vết bỏng. Ngoài ra những thuốc sát khuẩn này còn làm tổn thương tế bào hạt, gây đau xót khiến trẻ quấy khóc.
Chuyên gia Y tế khuyên bạn nên dùng sản phẩm như dung dịch kháng khuẩn Dizigone để làm sạch vết bỏng do không gây nhuộm màu, không đau xót hay làm tổn thương tế bào hạt của da.
4, Băng bó vết bỏng
Vết bỏng sau khi đã được làm sạch cần tiến hành băng bó lại. Nên sử dụng băng gạc hay vải sạch, băng bó không cần quá chặt làm bé bị đau.
III, 6 mẹo chăm sóc cho trẻ em bị bỏng ngay tại nhà
Trẻ em bị bỏng cần được chăm sóc, điều trị hợp lý. Để vết bỏng mau chóng được lành lại phụ huynh có thể thực hiện theo các cách sau.
1, Thay băng và sát trùng vết bỏng hàng ngày
Nhiều trường hợp bỏng có các bọng nước và chảy dịch. Vì vậy vết bỏng cần được sát trùng hàng ngày để tránh nhiễm khuẩn. Trước khi rửa vết thương cha mẹ cần loại bỏ các mô hoại tử để việc sát trùng được hiệu quả hơn. Sau khi sát trùng xong dùng băng gạc Y tế sạch để băng bó cho vết bỏng.
2, Bôi kem trị bỏng
Kem bôi trị bỏng sẽ là giải pháp giúp vết bỏng mau lành, giảm một phần tình trạng đau rát.*
Đối với vết bỏng không có bọng nước hoặc bọng nước chưa vỡ, có thể sử dụng một số kem trị bỏng như:
Gel Aloe vera (Chiết xuất Lô Hội)
Kem dưỡng ẩm Vaselin
Kem Dizigone Nano Bạc
Kem Dizigone Nano Bạc giúp kháng khuẩn, dịu da và ngăn ngừa sẹo
Đối với dạng vết bỏng bị vỡ bọng nước, cần dùng các thuốc mỡ chứa kháng sinh để bôi như:
Kem bôi Neosporin
Kem trị bỏng da Bacitracin
3, Sử dụng thuốc kháng sinh
Nếu sát trùng hay bôi kem trị bỏng không có hiệu quả, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh tác dụng toàn thân cho bé. Phụ huynh tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh. Đối tượng trẻ em cần có phác đồ cũng như liều dùng riêng để tránh xảy ra các tác dụng phụ.
4, Dùng thuốc giảm đau, giảm ngứa
Cho trẻ sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm khi cần thiết
Bỏng da khiến trẻ bị đau rát, ngứa làm trẻ quấy khóc nhiều. Do đó để giúp giảm tình trạng này bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau, giảm ngứa cho bé.
Các thuốc giảm đau không kê đơn thường dùng: Paracetamol, Ibuprofen, Naproxen.
Thuốc giảm ngứa thường dùng là nhóm kháng Histamin như: Loratadin, Chlorpheniramin.*
Phụ huynh cần lưu ý không được sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm chứa Corticoid để bôi hay uống cho trẻ em. Corticoid sẽ làm ức chế miễn dịch, khiến vết bỏng lâu lành, thậm chí gây ra hội chứng Cushing cho trẻ em.
5, Sử dụng thuốc trị sẹo ngăn ngừa sẹo
Cấu trúc da của trẻ thường mỏng manh hơn so với người lớn, do đó khi bị bỏng tình trạng cũng nặng hơn. Sẹo có thể xuất hiện khi vết bỏng lành, thậm chí tồn tại rất lâu. Do đó phụ huynh cần chú ý dùng các loại kem trị sẹo ngay khi vết bỏng đang lành lại để hạn chế sẹo hiệu quả nhất.
Một số kem bôi trị sẹo có thể sử dụng:
Kem bôi trị sẹo Mederma For Kids*
Kem trị sẹo Dermatix
Kem trị sẹo bỏng A-Derma Epitheliale AH Cream
Kem bôi bỏng Stratamed
6, Chế độ dinh dưỡng khoa học
Để vết bỏng của bé mau lành lại và tránh gây ra sẹo, phụ huynh cần lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý.
Khẩu phần bữa ăn hàng ngày nên đầy đủ dưỡng chất từ trứng, sữa, hoa quả, thịt lợn, rau xanh. Ngoài ra các mẹ cũng có thể bổ sung khoáng chất, vitamin hay dầu cá từ thực phẩm bổ sung.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng lưu ý tránh những thực phẩm làm tăng tình trạng viêm cũng như gây sẹo như đồ nếp, thịt gà, rau muống.
Nếu thực hiện theo các cách trên mà tình trạng bỏng vẫn không được cải thiện, phụ huynh cần đưa bé đến các cơ sở Y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp cho trẻ bị bông
IV, Những lưu ý để phòng tránh bỏng ở trẻ em
Trẻ em bị bỏng là điều không mong muốn. Vì vậy để tránh tình trạng bé bị bỏng, cha mẹ cần lưu ý những điều sau.
Giáo dục cho trẻ hiểu những mối nguy cơ khiến trẻ bị bỏng.
Không cho trẻ giẫm lên bô xe máy hay chạm vào bô xe khi đang ở trên xe.
Không cho trẻ vui chơi ở những khu vực dễ xảy ra bỏng như nhà bếp, chỗ đun nước.
Trên đây là những mẹo chăm sóc vết bỏng ngay tại nhà hiệu quả nhất. Nếu bạn đọc còn những thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới Hotline: 1900 9482,Chuyên gia Y tế sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp


Bài viết khác cùng Box :