Tác giả: Tâm Huệ
Văn hóa Trung Quốc là văn hóa Thần truyền, Cổ Cầm lưu truyền hơn 3000 năm cũng có những nhân tố văn hóa thần truyền trong đó, mà các nhạc khúc của Cổ Cầm lưu truyền thế gian cũng có những nội hàm của riêng nó. Người xưa kính trời kính đất, chú trọng thiên nhân hợp nhất, trong văn hóa truyền thống đâu đâu cũng thấm nhuần loại nội hàm của tư tưởng này.
Cổ Cầm dài 3 xích 6 thốn 5 phân (khoảng 1,2m), vừa khớp với con số 365 ngày của một năm, đúng với thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời trong một năm. Cổ Cầm có 13 chủy (chủy – một trong 5 âm thời cổ đại), đối ứng với một năm 12 tháng, thêm tháng nhuận, tổng cộng là 13 [theo Âm lịch - ND]. Cổ Cầm mới đầu có 5 dây đàn, đối ứng với ngũ hành, theo truyền thuyết, Văn Vương vì tưởng niệm Bá Ấp Khảo nên đã thêm một dây nữa, nên gọi là Văn Huyền. Khi Võ Vương lật đổ vua Trụ, vì cổ vũ sĩ khí nên đã thêm một dây nữa, gọi là Võ Huyền, vậy nên đã hình thành đàn bảy dây, gọi là Văn Võ Thất Huyền Cầm, âm dương ngũ hành đều có hết ở trong đó. Bề mặt đàn có hình vòm cung, phía dưới hình vuông, có ý nghĩa là trời tròn đất vuông. Thời cổ đại giảng ngũ âm, gồm cung, thương, giác, chủy, vũ, đối ứng với ngũ hành, lý tương sinh tương khắc cũng xuyên suốt trong đó.
Văn hóa thần truyền Trung Quốc tự nó có nội hàm vô cùng thâm sâu, về Cổ Cầm mà nói, cũng không chỉ đơn giản là vì giải trí mà xuất hiện. Người xưa trước khi đánh đàn, phải thắp hương đả tọa, tịnh tâm điều hòa hơi thở rồi mới gảy đàn, hơn nữa các bài nhạc tấu cũng không phải vì tiêu khiển mà xuất hiện, mà phải tuân theo “cầm giả, cấm dã, cấm chỉ vu ác, dĩ chính kỳ tâm” (người chơi đàn, cấm kị, cấm chỉ làm việc ác, để giữ cho cái tâm của bản thân được ngay chính), trong đó cũng đã bao hàm thành phần tu tâm, đáng tiếc là con người hiện đại ngày nay vì để thưởng thức âm nhạc, nên đã lệch khỏi văn hóa truyền thống quá xa rồi.
Có rất nhiều điển cố nổi tiếng về Cổ Cầm, nổi tiếng nhất phải kể đến câu chuyện Cao Sơn Lưu Thủy. Tài gảy đàn của Du Bá Nha cao siêu, có một lần đang gảy đàn, có một người tiều phu tên Chung Tử Kỳ nghe thấy, khi tâm tình Du Bá Nha đang trên cao sơn, Chung Tử Kỳ ngâm nga: “Hay cho tài gảy đàn, sừng sững như núi cao”. Khi tâm trí Du Bá Nha đang ngao du tại lưu thủy, Chung Tử Kỳ ngâm nga: “Hay cho tài gảy đàn, dạt dào như nước chảy”. Từ đó hai người kết bạn, trở thành tri âm. Sau đó Chung Tử Kỳ qua đời, Du Bá Nha cảm thấy không còn ai có thể nghe hiểu được tiếng đàn của ông nữa, thế là ông đã hủy cây đàn đi, từ đó về sau không gẩy đàn nữa. Thời Minh Thanh có người viết cuốn tiểu thuyết “Du Bá Nha đập đàn tạ tri âm”, chính là viết về câu chuyện này, do đó trong văn hóa truyền thống Cao Sơn Lưu Thủy cũng để chỉ về tri âm.
Thời cổ đại có câu chuyện về tứ đại danh cầm liên quan đến Cổ Cầm là Hiệu Chung Cầm, Nhiễu Lương Cầm, Lục Ỷ Cầm, Tiêu Vĩ Cầm.
Hiệu Chung Cầm, tương truyền Du Bá Nha đã từng gảy qua cây đàn này, nhưng có lẽ đây không phải là cây đàn mà ông đã đập. Về sau có người tặng cây đàn này cho Tề Hoàn Công, trong một lần diễn tấu, nhạc công tấu chuông, Hoàn Công gảy đàn, âm thanh bi thương, đã làm cho người hầu xung quanh đều nghe đến rơi lệ, cho nên đã để lại điển cố về Hiệu Chung Cầm.
Nhiễu Lương Cầm, tương truyền là do Sở Trang Vương sở hữu. Sở Trang Vương thích nghe tiếng đàn của Nhiễu Lương Cầm, đã từng bảy ngày không quan tâm đến triều chính. Vương hậu đã dẫn chứng điển cố mất nước của vua Kiệt, vua Trụ để khuyên ông, Trang Vương tỉnh ngộ, nén lòng sai người dùng gậy đập nát Nhiễu Lương Cầm, từ đó Nhiễu Lương Cầm không còn tồn tại nữa, chỉ lưu lại một đoạn điển cố ghi chép lại nội hàm của văn hóa truyền thống về cây đàn này.
Lục Ỷ Cầm, tương truyền Tư Mã Tương Như từng đàn qua cây đàn này và kết thân với Trác Văn Quân, do đó mà lưu một đoạn truyền thuyết về Lục Ỷ Cầm.
Tiêu Vĩ Cầm, tương truyền do Thái Ung thời Đông Hán chế tác. Thái Ung tính tình cương trực, không tham dự vào việc của triều đình, vì thế mà ông đi ẩn cư lánh nạn. Một hôm trên đường khi ở nhờ, nghe tiếng gỗ cây ngô đồng khi bị lửa đốt thì phát ra âm thanh trong trẻo véo von, nên ông đã chạy đến cứu khúc gỗ ngô đồng từ trong lửa ra, và chế thành đàn. Cây đàn đó âm sắc tuyệt mỹ, bởi vì phần đuôi của cây đàn vẫn còn lưu lại vết tích bị cháy, cho nên gọi là Tiêu Vĩ Cầm. Nghe nói Tiêu Vĩ Cầm đến thời đại nhà Minh vẫn còn tồn tại, về sau không biết thế nào nữa, nhưng câu chuyện về cây đàn này vẫn còn lưu truyền đến nay.
Những câu chuyện về Cổ Cầm vẫn còn rất nhiều, có thể lưu truyền đến hôm nay đương nhiên là có nguyên nhân. Văn hóa Thần truyền tuyệt nhiên không chỉ là đơn thuần vì đặt định cho xã hội nhân loại điều gì đó. Văn hóa mà lịch sử đặt định là vì Chính Pháp ngày hôm nay, dùng các phương thức khác nhau bao gồm hình thức âm nhạc để chứng thực Pháp cứu độ chúng sinh cũng là yêu cầu của Chính Pháp, tất cả đều phải xem chọn lựa của Sư phụ.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2014/05/09/130289.古琴.html
Chanhkien.org
Bài viết khác cùng Box :
- Chuyện Đi Làm Công Ăn Lương
- Cách nhìn nhận vấn đề và đi đến thành công
- Cùng ngẫm liệu rước máy giặt SS vào nhà có phải là chứa bomb tự...
- thư giãn với chùm ảnh về thế giới động vật, cùng làm những món...
- Cùng ngẫm: Nạp thẻ online - công việc giúp phụ nữ độc lập!
- Bao Nhiêu Yêu Thương Mới Đủ Để Sưởi Ấm Trái Tim Em?
- Truyện cười - định nghĩa các môn học
- 5 câu chuyện ý nghĩa thay đổi cách nhìn về cuộc sống
- Phép thử lòng người
- Google chứng thực ‘dân trí thấp’ rồi, đừng gân cổ cãi nữa
- 7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của đại bàng
- Tìm thông tin về chương trình ý nghĩa cho người nghèo
- Câu chuyện 2 chiếc cốc
- Hai “ăn mày” đi dự đám cưới
- Thư tình: Chẳng biết phải cố quên đến bao giờ
- Hãy chọn người thương mình
- Tư thế ngủ tốt và thoải mái khi mang thai
- 10 câu nói mẹ vợ nói với mẹ chồng
- Hãy Tự Xét Mình Xem !!!
- Có nên học bằng 2 đại học không?
- Lựa chọn người không yêu mình
- Lá Thư Từ Bên Kia Thế Giới
- Người mẹ chỉ có một mắt
- Sự giới hạn của tuổi thọ
- Ba câu hỏi
- Điển tích Ca Dao - Trèo lên cây bưởi hái hoa...
- Cổ Cầm
- Bảy mươi năm cuộc đời
- Tháng sinh hé lộ điều gì về cuộc đời của bạn?
- Tài sản là phương tiện đưa đến hạnh phúc
Tags: