Rung nhĩ là một trong ba bệnh lý không lây nhiễm hàng đầu thế giới (cùng với suy tim và đái tháo đường). Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim thường gặp nhất. Theo thống kê rung nhĩ làm tăng 2 lần nguy cơ tử vong, tăng 2 đến 3 lần nguy cơ nhập viện và tăng 5 lần nguy cơ đột quỵ.

Hiện nay tỷ lệ mắc rung nhĩ trong dân số vào khoảng 0,4%, tỷ lệ này tăng dần theo tuổi. Rung nhĩ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây ra biến chứng đột quỵ nguy hiểm. Vì vậy cần hiểu đúng về rung nhĩ để phát hiện cũng như lên phác đồ điều trị kịp thời ở các giai đoạn sớm giúp người bệnh sống chung an toàn với căn bệnh này.


Rung nhĩ là gì?

Ở trạng thái tốt nhất, nhịp tim co bóp đều đặn giúp đẩy máu theo các mạch máu đi nuôi cơ thể, sau đó nhận lại máu trở lại để tuần hoàn. Tuy nhiên, có nhiều rối loạn nhịp tim làm ảnh hưởng đến hoạt động của tim, rung nhĩ là loại rối loạn nhịp tim phổ biến nhất.

Rung nhĩ là bệnh lý gây ra do các rối loạn về điện học trong tim, hậu quả hai tâm nhĩ (hai buồng ở phía trên tim) co bóp không đều, dẫn đến tim bơm máu ra ngoài không hiệu quả, lượng máu bị tồn đọng lại trên hai tâm nhĩ tạo cục máu đông. Cục máu đông này di chuyển trong hệ tuần hoàn, đến bất cứ nơi đâu trong cơ thể, nhưng nặng nề nhất, cục máu đông di chuyển đến não, gây đột quỵ.

Khoảng 30% rung nhĩ được cho là vô căn, tức không có nguyên nhân. Rung nhĩ gia tăng theo tuổi và liên quan đến các yếu tố nguy cơ: giới tính, lối sống sinh hoạt không lành mạnh, rối loạn chức năng tuyến giáp, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý van tim,...1/4 số bệnh nhân trên 40 tuổi bị đột quỵ là do rung nhĩ. Những bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 5 lần so với những bệnh nhân không có. Đột quỵ do rung nhĩ thường diễn tiến nặng, tỷ lệ tử vong và tàn phế cao.

Triệu chứng của rung nhĩ

Một số bệnh nhân rung nhĩ không có triệu chứng hoặc biểu hiện chỉ thoáng qua (11%). Các triệu chứng thường gặp nhất của rung nhĩ:

- Cảm giác mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng (thường gặp nhất)

- Nhịp tim nhanh hơn bình thường và không đều (lúc nhanh lúc chậm)

- Thở nông

- Hồi hộp trống ngực (cảm giác tim đập nhanh, thình thịch, rộn ràng)

- Khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc giảm khả năng đáp ứng với vận động thể lực

- Đau hoặc cảm giác tức nặng ngực

- Tiểu tiện nhiều lần

Để chuẩn đoán rung nhĩ, bác sĩ cần khai thác bệnh sử, triệu chứng lâm sàng và kết hợp với các phương tiện cận lâm sàng. Các yếu tố liên quan đến tiền sử và triệu chứng lâm sàng có ý nghĩa định hướng và gợi ý một rối loạn nhịp tim. Điện tâm đồ là phương tiện đầu tay dùng để chẩn đoán các loại rối loạn nhịp tim thường gặp, bao gồm rung nhĩ.

Nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ


Sự co bóp không hiệu quả của tâm nhĩ sẽ làm giảm sự đổ đầy máu vào tâm thất gây ra tình trạng ứ đọng máu dẫn đến hình thành cục máu đông. Cục máu đông này di chuyển đến não, gây đột quỵ.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các thang điểm đánh giá nguy cơ đột quỵ do huyết khối ở các bệnh nhân rung nhĩ bao gồm thang điểm CHADS2 và CHA2DS2-VASc.

Dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Để điều trị tốt cho bệnh nhân rung nhĩ cần kiểm soát tốt bệnh nền và yếu tố nguy cơ. Hai mục tiêu chính của điều trị rung nhĩ là cải thiện triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Để đạt được hai mục tiêu này bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều trị phù hợp: như điều chỉnh nhịp tim hoặc chuyển về nhịp tim bình thường và dự phòng biến cố tắc mạch bằng thuốc chống đông dựa trên đánh giá và cân bằng nguy cơ tắc mạch và nguy cơ chảy máu cho từng bệnh nhân.

Bên cạnh đó, để giảm nguy cơ đột quỵ, tuân thủ điều trị, xây dựng lối sống lành mạnh là điều cần thiết:

- Chế độ ăn uống lành mạnh: hạn chế hấp thu các thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, giảm lượng muối, ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh và các hạt ngũ cốc.

- Rèn luyện thân thể: các bài tập thể dục hằng ngày, tăng cường thể chất thực sự mang lại hiệu quả đáng kể, đặc biệt đối với bệnh nhân có yếu tố nguy cơ từ các bệnh lý tim mạch khác kèm theo.

- Bỏ thuốc lá, bỏ rượu bia và các chất kích thích khác gây hại đến tim mạch nói riêng và toàn cơ thể nói chung.

- Nếu bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch đi kèm cần uống thuốc đều đặn, kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và mức cholesterol trong máu.

- Theo dõi, khám định kỳ để có thể tầm soát sớm cũng như điều trị kịp thời.

Như vậy, việc phòng ngừa đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ là một trong những vấn đề đáng quan tâm để bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân, đồng thời hạn chế tối đa các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong, do đột quỵ gây nên.

Một sản phẩm được sử dụng phổ biến hiện nay để phòng ngừa Đột quỵ là Nattokinase - bí quyết của người Nhật để có một trái tim khỏe mạnh. Phiên bản mới nhất với hàm lượng 4000FU Natto đã được ra mắt năm 2021 với công nghệ đột phá là Nattokinase-L-Citrullin DX với chiết xuất Natto vô cùng cao kết hợp với các thành phần khác như L-citrulline ,dấm đen, hesperidin, quercetin, chiết xuất tiêu lốt, vitamin E thì đây là sự lựa chọn hàng đầu cho sức khỏe của bạn.

http://sakurapharma.com.vn/img/webro...0DX%201(1).png

Nattokinase L-Citrullin DX là sản phẩm được Sakura Pharma phân phối, nhập khẩu nguyên hộp từ Công ty Nichiou JP - nhà máy chuyên sản xuất những sản phẩm dược phẩm cao cấp tại Nhật và được Hiệp hội Y Tế Nhật Bản chứng nhận nhà máy đạt chuẩn GMP.

====
Sakura Pharma-Phân phối sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp chính hãng Nhật Bản vì sức khỏe người Việt
Website: sakurapharma.com.vn


Bài viết khác cùng Box :