Lumbrokinase (hay còn được viết tắt là LK), là các chuỗi polypeptide đơn, giàu axit amin asparagine hoặc amino acid aspartic. Lumbrokinase chứa rất ít proline và lysine, không chứa thành phần đường. Chúng được xếp vào loại enzyme huyết thanh (serine protease) kiềm như trypsin.

Cái tên "lumbrokinase" xuất phát từ chính tên của loài động vật mà enzyme này được tìm thấy, loài Lumbricus rubellus (giun đất), hay trong đời sống còn được gọi dưới cái tên như địa long, trùn đất. Được xếp vào dạng enzyme tiêu sợi huyết, lumbrokinase có khả năng kích thích sự phân hủy của fibrinogen, một protein là tác nhân chính dẫn đến sự hình thành các cục máu đông. Bổ sung lumbrokinase là một biện pháp tốt giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, hoạt huyết, hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ.

Tác dụng của Lumbrokinase

Lumbrokinase là một chế phẩm nổi bật với khả năng là tiêu sợi huyết, tiêu giảm các cục máu đông. Từ các đặc điểm này, Lumbrokinase đã được ứng dụng trong nghiên cứu, sản xuất nhiều loại thực phẩm chức năng và thuốc để hỗ trợ điều trị các vấn đề như:

Bệnh lý về tim mạch, tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, các bệnh lý liên quan đến cục máu đông …
Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân có nguy cơ cao như tăng huyết áp và các bệnh lý liên quan đến mạch vành…
Ngăn ngừa huyết khối, làm tan huyết khối, thiếu máu cục bộ
Cải thiện biến chứng trên thận (Protein niệu) ở người mắc đái tháo đường tuyp

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy ảnh hưởng tốt của lumbrokinase đến sức khỏe rất có tiềm năng, tuy vậy những nghiên cứu chuyên sâu vẫn còn hạn chế. Dưới đây là một số phát hiện về những lợi ích đã được khẳng định của lumbrokinase:

Sức khỏe tim mạch

Trong một công bố của Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung năm 2009, có 60% bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và triệu chứng đau thắt ngực đã cải thiện tình trạng sức khỏe sau một tháng tiến hành điều trị bằng lumbrokinase. Lumbrokinase kết hợp, hỗ trợ tốt với liệu trình chăm sóc tim tiêu chuẩn. Tổng kết nghiên cứu, các tác giả khẳng định lumbrokinase có thể bảo vệ cơ thể chống lại tình trạng thiếu máu cục bộ, hạn chế sự tắc nghẽn các động mạch vành, đảm bảo lưu lượng máu đến tim và các cơ quan.

Các công bố này rất đáng kỳ vọng, tuy nhiên vẫn cần nhiều thời gian cùng các nghiên cứu quy mô hơn để khẳng định vai trò thực sự của lumbrokinase trong các liệu pháp này.


Đột quỵ

Đột quỵ thiếu máu cục bộ là một loại đột quỵ xảy ra khi động mạch trong não bị tắc nghẽn. Khối máu đông làm máu không thể chảy lên não, điều này làm cho tế bão não bị chết do không được cung cấp khí oxy và dưỡng chất . Đây là loại đột quỵ rất phổ biến ở thời điểm hiện tại. Một nghiên cứu sơ bộ đã đưa lumbrokinase, enzyme có khả năng tiêu huyết vào sử dụng kết hợp với biện pháp điều trị đột quỵ tiêu chuẩn, kết quả cho thấy sự kết hợp này đã giảm thời gian phục hồi của các bệnh nhân so với phương pháp điều trị không có lumbrokinase, giảm tỷ lệ bệnh nhân nhập viện tử vong. Ngoài ra, sử dụng lumbrokinase như một biện pháp phòng ngừa giảm số người mắc đột quỵ thiếu máu cục bộ.

Nhồi máu não là một dạng đột quỵ khác, do sự hình thành cục máu đông ngay trong não. Lumbrokinase cũng có thể giúp điều trị nhồi máu não một phần bằng cách giảm fibrinogen.

Tiểu đường

Lumbrokinase có thể giúp chống lại bệnh thận do tiểu đường, chính xác là giúp cải thiện protein niệu, một tình trạng thận gây ra một phần do kiểm soát bệnh tiểu đường và huyết áp kém. Bằng chứng cho điều này là sự giảm tỉ lệ albumin / creatinine( ACR ) với các bệnh nhân điều trị bằng lumbrokinase trong thời gian nhất định.

Ngoài ra, lumbrokinase còn được cho là có gây ảnh hưởng tới một số enzyme đóng vai trò trong sự tổn thương thận, điều này chỉ mới được thực nghiệm trên chuột.

Tác dụng phụ có thể xảy ra

Thuốc lumbrokinase đã được sử dụng trong một số trường hợp nhất định, tuy nhiên do các nghiên cứu thực hiện trên người chưa nhiều. Nếu muốn sử dụng enzyme này, đặc biệt là trong thời gian dài, người dùng cần có sự cân nhắc, xin sự tư vấn của các bác sĩ. Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em là các đối tượng đặc biệt nhạy cảm, không nên dùng lumbrokinase.

Đã từng ghi nhận một số tác dụng phụ khi sử dụng lumbrokinase, phần lớn là các phản ứng dị ứng như buồn nôn, tiêu chảy, phát ban da. Người mắc bệnh liên quan đến sự khó đông máu tất nhiên không nên dùng lumbrokinase bởi khả năng phá vỡ fibrinogen (cần thiết để hình thành cục máu đông) của nó. Nếu đang tiến hành điều trị bằng lumbrokinase, bạn nên dừng dùng trong khoảng 2 tuần trước và sau khi thực hiện các cuộc phẫu thuật. Lumbrokinase chưa được nghiên cứu trong việc phối hợp cùng thuốc, chế độ ăn uống, hay các loại thảo mộc có tác dụng làm loãng máu, bởi vậy không gì đảm bảo độ ổn định của sự kết hợp này, mất kiểm soát dược tính có thể dẫn đến các hậu quả lớn.

Công Ty CP Hóa dược và Công nghệ sinh Học Biogreen chuyên cung cấp nguyên liệu dược chất lượng cao uy tín trên thị trường.

Bài viết khác cùng Box :