Trẻ bị nôn trớ liên tục không sốt, không đi ngoài có nguy hiểm không?
Bé bị nôn trớ nhiều lần, không sốt hoặc đi ngoài có thể xảy ra do một vài nguyên do thông thường. Trong khoảng 1 năm đầu đời, bé dễ gặp hiện tượng này một hoặc nhiều lần. Và hầu hết sẽ tự biến mất mà không cần phải can thiệp điều trị.

Trẻ bị nôn trớ liên tục không sốt, không đi ngoài có nguy hiểm không?
Trẻ bị nôn trớ liên tục không sốt, không đi ngoài có nguy hiểm không?
Tuy nhiên, nếu nôn mửa vẫn tiếp tục và trở nên nghiêm trọng hơn, có thể là do nguyên nhân bệnh lý. Hàng loạt các hậu quả khó lường có khả năng xảy ra và đầu tiên phải kể đến hiện tượng mất nước.

Một vài các biến chứng do mất nước như sốc nhiệt, sỏi thận, rối loạn cân bằng nước và điện giải, co giật,… Trong đó, nặng nề nhất và gây đe dọa tính mạng của trẻ là sốc giảm thể tích, dẫn đến hạ huyết áp, thiếu hụt oxy và dưỡng chất để các cơ quan duy trì hoạt động.

Vì vậy, nếu gặp các dấu hiệu mất nước hoặc tình trạng nôn trớ ngày càng nghiêm trọng, cần phải báo ngay với bác sĩ để có những biện pháp xử lý kịp thời.

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị nôn liên tục nhưng không sốt?
Khi gặp tình trạng này, các bậc phụ huynh có thể tiến hành một số cách chữa nôn ở trẻ nhỏ như sau:

Nghỉ ngơi
Tránh cho trẻ ăn thức ăn hoặc đồ uống trong vòng ít nhất 30 phút sau khi nôn để dạ dày có cơ hội nghỉ ngơi và phục hồi. Trong khoảng thời gian này, nếu trẻ vẫn được cho ăn hoặc uống, khả năng tiếp tục xảy ra nôn trớ rất cao.

Bổ sung chất lỏng
Để tránh hiện tượng mất nước, cứ mỗi 5 – 10 phút, ba mẹ nên cho trẻ uống một lượng nhỏ chất lỏng (khoảng 15ml hoặc ít hơn). Cho trẻ dùng từng ngụm nhỏ nước lọc, nước súp, sữa mẹ, dung dịch bù nước điện giải như Oresol, Gatorade,…

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị nôn liên tục nhưng không sốt?
Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị nôn liên tục nhưng không sốt?
Không nên ép trẻ ăn vào thời điểm này.

Thức ăn đặc
Nếu bé đói và muốn ăn, hãy thử cho bé ăn một lượng nhỏ thức ăn nhạt như bánh quy, ngũ cốc, gạo hoặc mì,… Tránh để bé ăn những thức ăn khó tiêu hóa như chứa nhiều chất béo, gia vị, dầu mỡ trong vài ngày khi bé đang phục hồi.

Vì thế, một số chế phẩm sinh học như sữa chua hoặc sữa bơ có thể sử dụng đối với trường hợp này.

Tư thế nằm
Thay vì nằm ngửa, nên để bé nằm nghiêng sang một bên để tránh hiện tượng trào ngược acid dịch vị. Đồng thời, cố gắng đưa bé vào giấc ngủ để tình trạng buồn nôn được giảm bớt.

Sử dụng thuốc
Không nên tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc chống nôn nếu không có chỉ định của bác sĩ. Trong lúc này, ba mẹ nên tiếp tục theo dõi tình trạng nôn trớ của trẻ và thông báo ngay cho bác sĩ khi cần thiết.
Nguồn: https://ecopharmalife.vn/bai-viet/tre-bi-non-khong-sot/


Bài viết khác cùng Box :