Nếu bạn thường xuyên bị đau nhức, ù tai thì rất có thể bạn đang gặp phải vấn đề về thính giác. Nguyên nhân là do các dây thần kinh liên kết não bộ đến tai đã bị tổn thương dẫn đến các triệu chứng như đau nhức tai, chóng mặt, hoa mắt, nghe không rõ ...
Đối với bệnh trạng nhẹ, thông thường bệnh nhân có thể khỏi bệnh bằng cách cân bằng nghỉ ngơi điều độ, dinh dưỡng. Tuy nhiên, các trường hợp ngày càng nặng nên đến cơ sở y tế để được thăm khám.


Những phương thuốc tại nhà sử dụng các thành phần tự nhiên có thể làm giảm đau ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học về sự hữu ích của chúng so với các loại thuốc không kê đơn.


ĐAU TAI LÀ BỆNH LÝ GÌ?


Đau tai biểu hiện bởi mức độ đau khác nhau ở tai trong, tai ngoài và tai giữa . Đau tai thường là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoặc vi rút, lên cao, hoặc ứ đọng ráy tai.

Đau tai thường không phải là nguyên nhân gây ra các bệnh nghiêm trọng, mặc dù nó có thể rất đau và khó chịu.

Nếu bị đau tai kéo dài quá 24 tiếng, tốt nhất là đi khám chuyên gia. Họ có thể kiểm tra xem liệu có vấn đề gì tiềm ẩn gây đau.

Ù tai là một biến chứng của căn bệnh đau tai có thể phân làm 4 loại cơ bản:

- Ù tai cấp: Kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, nguyên nhân thường do nhiễm trùng tai, một số loại thuốc, đau tai ngoài, chấn thương đầu cổ, tiếp xúc tiếng ồn lớn kéo dài, ráy tai và bệnh lý huyết áp, tim mạch, bệnh lý biến dưỡng, nhìn chung các bệnh lý này thường xác định được và điều trị khá hiệu quả, vì vậy ù tai thường được giải quyết tốt.
- Ù tai mạn: Kéo dài ≥ 3 tháng, có thể do các nguyên nhân đã được nêu trên, đồng thời thường xảy ra ở bệnh nhân nghe kém. Hầu hết các trường hợp ù tai mạn rất khó điều trị hết hẳn, các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có khả năng làm giảm mức âm ù giúp người bệnh thoải mái hơn với một chiến lược kiểm soát ù tai lâu dài phù hợp với từng người bệnh.
nguyên nhân gây nên bệnh ù tai
- Ù tai khách quan: Thầy thuốc và những người chung quanh cũng có thể nghe được âm ù phát ra từ tai người bệnh, nguyên nhân có thể do bất thường mạch máu (rò động- tĩnh mạch bẩm sinh), ống nối động- tĩnh mạch mắc phải, u cuộn cảnh, độ xoáy dòng chảy động mạch cảnh, hẹp động mạch cảnh, còn động mạch bàn đạp hoặc các vòng mạch như vòng mạch động mạch nối trước-dưới (AICA) hoặc động mạch nối sau dưới (PICA) chèn ép thần kinh thính giác hoặc rối loạn cơ học như bất thường vòi nhĩ, co thắt các cơ khẩu cái, bệnh khớp thái dương hàm và co thắt cơ bàn đạp. Tuy nhiên ù tai khách quan rất hiếm gặp, tỉ lệ < 1% trong toàn bộ các trường hợp ù tai. Hầu hết ù tai đều thuộc dạng ù tai chủ quan.
- Ù tai chủ quan: Chỉ có người bệnh nghe được âm ù này trong tai, nguyên nhân thường gặp như tiếp xúc tiếng ồn quá lớn và kéo dài như tiếng ồn công nghiệp, tiếng súng, máy nổ hoặc nghe nhạc.
Sốt, sưng tai, yếu cơ mặt, và chóng mặt đôi khi có thể xảy ra khi bị đau tai. Những triệu chứng này có thể cần chăm sóc y tế nhiều hơn.

Đau tai có thể là triệu chứng của những bệnh lớn hơn. Những bệnh này bao gồm:

• Viêm ống tai: Xảy ra khi tai tiếp xúc với ẩm quá nhiều,độ thường là do bơi lội. Nếu tai bị ẩm ướt trong thời gian dài, nguy cơ vi khuẩn phát triển trong tai sẽ tăng lên. Khi nhiễm khuẩn xảy ra, nó có thể dẫn đến viêm ống tai, còn gọi là bệnh tai của người đi bơi.

• Sưng hạch: Các hạch bạch huyết là phần quan trọng của hệ miễn dịch. Khi có nhiễm trùng, các tuyến này đôi khi bị sưng to. Vì một số hạch bạch huyết nằm phía sau tai, nên sưng hạch có thể gây ra đau tai.

• Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Đây là một trong những bệnh nhiễm vi rút phổ biến nhất và gây ra ho, hắt hơi, và đôi khi đau tai.

• Đau đầu: Áp lực tăng tích tụ trong đầu khi bị đau đầu đôi khi có thể gây ra đau ở tai.

10 PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN TRIỆU CHỨNG ĐAU TAI
Các phương pháp chủ yếu nhờ vào tác dụng giảm đau ngoài ra có thể sử dụng các loại thực phẩm bổ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe.

1. Chườm túi đá
Đổ đầy đá vào túi giữ nhiệt, ấp lên vị trí đau ở tai. Lưu ý khi đắp lên nếu quá buốt hãy chèn một lớp khăn bên dưới tai để tránh cảm giác này.

2. Tỏi
Tỏi là một vị thuốc tự nhiên với hàng nghìn loại dược chất khác nhau có tác dụng trị đau tai đã được sử dụng trong hàng ngàn năm. Allicin, một chất trong tỏi đánh bật đi các loại vi khuẩn, virus trong cơ thể.

Tỏi đã được sử dụng như một phương thuốc đau tai trong hàng ngàn năm .

Ăn tỏi sống được cho là giúp giảm đau tai. Tuy nhiên, tỏi có thể cản trở hoạt động của thuốc kháng sinh, vì vậy chỉ nên ăn tỏi khi có ý kiến của thầy thuốc. Tỏi cũng được cho là loại thuốc giảm đau tự nhiên.

3. Chườm túi nóng
Một túi chườm nóng hoặc một chiếc khăn nóng áp lên tai trong 20 phút có thể giúp giảm đau tạm thời. Trong khi nhiệt độ lạnh có thể làm tê chỗ đau và giảm viêm, thì chườm nóng có thể làm thư giãn cơ và giúp cải thiện lưu lượng máu.


4. Thuốc nhỏ tai
Các thuốc không cần đơn có thể thành công trong một số trường hợp, đặc biệt là những người đã cố thử những phương pháp tự nhiên.

Nhiều loại thuốc không cần đơn không được sử dụng cho những người đã bị thủng màng nhĩ. Một số người cũng có thể cần đi khám chuyên gia để đảm bảo thuốc được lựa chọn sẽ không ảnh hưởng đến các thuốc kê đơn đang dùng.

5. Sử dụng thuốc giảm đau
Các thuốc giảm đau như ibuprofen có thể giúp giảm đau do đau tai. Tuy nhiên, không nên sử dụng những thuốc này không nên được sử dụng để che khuất triệu chứng đau, nhất là khi đau tai có liên quan với một tình trạng bệnh lớn hơn.

6. Ngủ ở tư thế gối đầu cao
Bác sĩ khuyến cáo những người cao tuổi hoặc có triệu chứng đau tai nên sử dụng gối cao hơn bình thường để cải thiện triệu chứng này.

7. Nhai kẹo cao su
Nếu đau tai xảy ra trong hoặc sau khi đi máy bay hoặc di chuyển lên cao, nhai kẹo cao su có thể giúp giảm áp lực trong tai.

8. Đánh lạc hướng
Một trong những phương pháp tốt nhất để giảm cảm giác đau, nhất là ở trẻ em, là làm tâm trí xao nhãng khỏi cảm giác đau tai. Trò chơi, truyền hình, hoặc tập thể dục có thể giúp làm giảm sự chú ý vào tai.

9. Tác động cột sống (Chiropractic)
Một phương thuốc trị đau tai là tác động cột sống. Người ta tin rằng đau tai có thể là do các xương vùng cổ trên bị lệch trục. Việc tác động cột sống có thể giúp đưa các xương trở lại thẳng hàng, giúp giảm đau tai.

10. Đặt ống tai
Nhiễm trùng tai mãn tính do nhiễm khuẩn thường được điều trị bằng cách đặt ống tai. Phương pháp này sẽ rạch một đường trong ống tai sau đó đặt một ống vào

Hi vọng những chia sẽ về các phương pháp điều trị bệnh đau tai tại nhà, có thể giúp bạn hiểu thêm một số bệnh lý thường gặp ở tai và lựa chọn cho mình cơ sở y tế uy tín để thăm khám https://benhvientaimuihonghcm.com.vn/.

Bài viết khác cùng Box :