Nguồn gốc xuất hiện của diệp hạ châu, hay còn gọi là cây chó đẻ răng cưa, trân châu thảo, nhật khai dạ bế, thuộc chi Phyllanthus, họ thầu dầu Euphorbiaceae. Loại cây thường mọc nhiều ở Nam Mỹ và các quốc gia châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Nhật Bản, Ấn Độ,… Ở nước ta, diệp hạ châu mọc nhiều ở các bờ ruộng, các khu đất hoang, các vùng bìa rừng…

Diệp hạ châu thường được chia làm hai loại là diệp hạ châu ngọt và diệp hạ châu đắng. Loại đắng thường có dược tính mạnh hơn nên hiệu quả cao hơn nhưng lại khó tìm thấy vì không mọc đại trà như loại ngọt.

Thành phần hoá học chính trong diệp hạ châu gồm: nirathin, hypophyllanthin, phyllanthin. Nghiên cứu cho thấy hàm lượng các chất này trong diệp hạ châu đắng cao hơn hẳn, đem tới hiệu quả dược lý vượt trội so với diệp hạ châu ngọt. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, cũng như kinh nghiệm của nhiều dân tộc trên thế giới, đã chỉ ra một số công dụng của Diệp hạ châu như sau (bán cao diệp hạ châu đắng).

Hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa

Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ dùng để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhân dân vùng Haiti, Java dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,..

Tác dụng trên hệ thống miễn dịch

Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản đã khám phá tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của (cao dược liêu khô) diệp hạ châu thông qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV. Năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myezs Squibb cũng đã chiết xuất từ Diệp hạ châu được một hoạt chất có tác dụng này và đặt tên là “Nuruside”.

Hỗ trợ điều trị sỏi mật và sỏi thận

Một số bộ tộc thổ dân ở Nam Mỹ sử dụng diệp hạ châu chữa sỏi mật và sỏi thận. Từ xa xưa, diệp hạ châu đã được sử dụng làm tiêu sỏi trong các chứng sạn mật, sạn thận nên được đặt tên là cây tán sỏi.
Một nghiên cứu của trường Đại học Dược Santa Catarina (Brazil – 1984) đã phát hiện một alkaloid của diệp hạ châu (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi mật của cây thuốc.

Tác dụng diệt khuẩn và diệt nấm

Tác dụng diệt khuẩn và diệt nấm của diệp hạ châu là do thành phần acid phenolic và flavonoid trong diệp hạ châu.

Nghiên cứu cũng khẳng định cao khô diệp hạ châu có tác dụng chống viêm cấp tốt, trong đó đường tiêm có tác dụng mạnh hơn đường uống.

Công trình nghiên cứu tại Viện dược liệu Việt Nam (1987 – 2000) cho thấy khi dùng liều 10 – 50 g/kg, diệp hạ châu có tác dụng chống viêm cấp trên chuột thí nghiệm.

Ở Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, diệp hạ châu được dùng để trị các chứng mụn nhọt, lở loét, đinh râu,… Người dân Java, Ấn Độ dùng để chữa bệnh lậu. Theo kinh nghiệm dân gian Malaysia, diệp hạ châu có thể dùng để trị các chứng viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo,…

Biogreen hiện đang phân phối nguyên liệu cao khô diệp hạ châu với hàm lượng phyllanthin cao lên đến 1%, từ nguồn dược liệu đạt tiêu chuẩn VIETGAP, đảm bảo chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu sửa dụng của khách hàng.

https://nguyenlieuhoaduoc.vn/cao-diep-ha-chau-dang/


Bài viết khác cùng Box :