Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn là gì?

Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn là một trong hai phương pháp kiểm tra huyết thống thai nhi chính xác nhất hiện nay, tuy nhiên, nó an toàn hơn kỹ thuật xâm lấn rất nhiều vì không gây tác động đến mẹ lẫn thai nhi. Đối với phương pháp xét nghiệm ADN không xâm lấn, bác sĩ chỉ cần lấy mẫu máu của người mẹ để phân tích ADN của trẻ, sau đó đối chiếu với mẫu ADN của người cha để xác định quan hệ cha con. Do đó, kỹ thuật xác định quan hệ huyết thống này vô cùng an toàn nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác tối ưu. Ngoài ra, kỹ thuật xét nghiệm ADN không xâm lấn có thể thực hiện ngay từ khi thai nhi được 7 tuần tuổi.

Có bao nhiêu phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi?

Sau đây phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ bật mí cho các bạn 3 phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi thường dùng hiện nay, mời các bạn cũng tìm hiểu nhé!

Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn: ADN được thu thập từ bố và mẹ có nhu cầu xác định huyết thống. Sau đó mẫu ADN của bố và mẹ sẽ được so sánh với ADN của con được lấy ở trong máu của người mẹ
Chọc ối xét nghiệm ADN: Phương pháp này chỉ được thực hiện đối với thai nhi từ 14 đến 20 tuần tuổi. Mẹ bầu sẽ được các bác sĩ chọc lấy nước ối bằng một cây kim siêu nhỏ, sau đó mẫu nước ối này đi xét nghiệm ADN. Nhưng đây là phương pháp rủi ro cao, vì mẹ bầu sẽ đối mặt với nguy cơ vỡ ối, nhiễm trùng, sảy thai cao. Vậy nên đây là phương pháp cần các bác sĩ tư vấn kỹ càng trước khi thự hiện
Xét nghiệm sinh thiết gai nhau: Thai nhi phải trên 10 đến 13 tuần tuổi mới thực hiện được phương pháp xét nghiệm ADN này. Sinh thiết gai nhau là lấy 1 ít mô bánh nhau từ tử cung. Mẫu gai nhau sẽ được lấy bằng kim hoặc ống thông qua đường bụng. Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và lấy mẫu sinh thiết gai nhau, các mẹ bầu sẽ bị chảy máu nhẹ. và tỉ lệ sảy thai là 1/500.

Cơ sở khoa học của xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn?

Thời kỳ đầu của thai nhi, trong máu ngoại vi của mẹ bầu đã hình thành các ADN tự do của thai nhi (Cff DNA – Cell free fetal DNA). Sự có mặt của các ADN tự do này là nhờ quá trình của các tế bào nhau thai già đi và chết, sau đó chúng sẽ giải phóng ADN và lẫn vào máu và ADN tự do của người mẹ.

Các ADN tự do này thường phản ánh cấu trúc di truyền của thai nhi đang phát triển. Các đoạn ADN tự do của thai nhi (cffADN) có độ dài khoảng 150 – 200bp, có kích thước bé hơn so với với ADN của mẹ, điều này giúp dễ dàng phân biệt cffADN với các đoạn ADN tự do của mẹ. Bắt đầu phân tích cấu trúc di truyền cfADN của thai nhi và người cha để đưa ra kết luận mối quan hệ huyết thống

Hướng dẫn cách lấy mẫu xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn?
Đầu tiên thu lấy 7-10ml mẫu máu của người mẹ (được lấy từ tĩnh mạch của mẹ khi thai được tuần thứ 7 trở đi), để chiết tách chiết cffADN của trẻ, tiếp theo xét nghiệm mẫu máu của người bố. Đem 2 mẫu so sánh sẽ biết kết quả chính xác người cha có phải cha ruột của người con không.

Còn đối với người cha, có thể sử dụng các mẫu như: Mẫu máu, niêm mạc miệng, móng tay, móng chân, đầu lọc thuốc lá, tóc có chân, : kẹo cao su đã qua sử dụng… Để xét nghiệm ADN

Thời gian nhận kết quả xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn?

Đối với phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn thì thời gian có kết quả là sau 3-4 ngày. Còn với xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn, vì đây là phương pháp khó hơn nên sẽ kéo dài từ 7 – 14 ngày sẽ có kết quả.

Quy trình xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn?
Quy trình xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn được thực hiện theo các bước dưới đây:

1. Đối tượng xét nghiệm ADN
Trước khi xét nghiệm ADN thì để làm hồ sơ chi tiết cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành thu thập thông tin của đối tượng xét nghiệm như tuổi của mẹ, tiền sử bệnh án và số tháng mang thai. Như vậy mới đảm bảo an toàn trong quá trình xét nghiệm.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý đối tượng tiến hành xét nghiệm ADN thai nhi phải là mẹ bầu đã mang thai từ tuần thứ 7 trở đi. Bởi nếu tuổi thai nhỏ hơn thì kết quả có thể không đạt độ chính xác như mong đợi.

2. Lấy mẫu xét nghiệm
Sau khi đã lấy thông tin, bác sĩ sẽ tiến hành lấy khoảng 10 – 15ml máu tĩnh mạch của mẹ bầu để kiểm tra ADN.

Ngoài ra, bạn sẽ phải chuẩn bị thêm mẫu như mẫu tóc, mẫu móng tay, mẫu máu, mẫu niêm mạc miệng,… của người cha để có thể phân tích và đối chiếu với ADN thai nhi. Từ đó xác định quan hệ huyết thống.

Sau khi đã có đủ mẫu xét nghiệm, các bác sĩ sẽ tiến hành tách chiết ADN rồi phân tích, so sánh để cho ra kết quả.

3. Thời gian xét nghiệm và lấy kết quả
Thông thường, thời gian xét nghiệm và trả kết quả ADN thai nhi không xâm lấn sẽ mất khoảng 3 – 10 ngày.

Địa chỉ xét nghiệm ADN trước sinh uy tín
Nếu bạn đang băn khoăn không biết địa chỉ xét nghiệm ADN nào uy tín, chính xác, vậy thì Đa khoa Phương Nam sẽ là một lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Không chỉ được nhiều chuyên gia đánh giá cao, mà Đa khoa Phương Nam còn là cơ sở xét nghiệm ADN được rất nhiều người tin tưởng và lựa chọn vì hội tự nhiều ưu điểm nổi bật như:

Ứng dụng công nghệ phân tích gen , ADN hiện đại bậc nhất, đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác đến 99%.

Thực hiện xét nghiệm ADN không xâm lấn, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu lẫn thai nhi.

Đội ngũ bác sĩ chuyên gia giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, tốt nghiệp từ nhiều trường y danh tiếng.

Quy trình xét nghiệm ADN đạt chuẩn Bộ Y tế. Bảo mật thông tin tuyệt đối.

Chi phí xét nghiệm ADN trước sinh hợp lý, bản giá công khai, niêm yết.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1900 633 698 để được giải đáp tận tình hơn.

Đa khoa Phương Nam I Bệnh viện đa khoa thăm khám và chữa bệnh uy tín, chất lượng với đội ngũ và kiến thức y khoa hiện đại, cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến. Vì cuộc sống là vô giá, chúng tôi đề cao triết lý “đón mừng cuộc sống”, đồng hành cùng với gia đình trong việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.

Website: https://phuongnamhospital.com/xet-nghiem/
Address: 81 Phan Đình Phùng Phường 1, Đà Lạt
Hotline: 1900 633698 - 0263 7303698
Email: phuongnamclinic@gmail.com


Bài viết khác cùng Box :