1. Trẻ bị ho nên kiêng ăn gì?
1.1 Không cho trẻ ăn thức ăn có tính lạnh.
Đồ lạnh khi đi xuống dạ dày cơ thể phải tốn rất nhiều năng lượng để làm nóng đồ lạnh dẫn tới sức đề kháng của trẻ đang yếu lại còn yếu hơn và trong quá trình tiếp xúc vùng hầu họng cũng sẽ kích thích cơn ho, hoặc nặng hơn đồ lạnh gây xung huyết niêm mạc họng khiến trẻ ho nhiều hơn. Chính vì thế, cha mẹ hãy lưu ý tránh cho con ăn những thực phẩm lạnh trong thời điểm này. Dù sở thích của bé là ăn đồ lạnh, các mẹ cũng nên nghiêm khắc với con, không chiều theo sở thích của con để giúp con sớm khỏi bệnh.


1.2 Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt và sữa bò:
Những thực phẩm ngọt chứa nhiều đường như: bánh kẹo, sữa tươi, sữa bò, sữa công thức và chế phẩm từ sữa(sữa chua, váng sữa)… theo nghiên cứu, protein trong sữa và đường trong đồ ngọt sẽ thuỷ phân thành các chất kích thích tăng tiết chất nhầy, đờm ở tiêu hóa. Nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi dạ dày hình tròn và nằm ngang, và trẻ dưới 7 tuổi, hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện các cơ dạ dày của trẻ nhỏ còn yếu, nhất cơ thắt môn vị và tâm vị làm trẻ dễ bị nôn trớ, trào ngược là nguyên nhân khiến đờm chất nhầy từ tiêu hoá trào ngược vào đường hô hấp dẫn đến ho tăng, đờm nặng tiếng.


1.3 Các thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn, đặc biệt là đồ chiên rán.
Các thực phẩm công nhiệp như: bim bim, xúc xích… các đồ chiến rán là những thực phẩm phân loại “Acid food” chứa nhiều chất béo và chất bảo quản.. Những thực phẩm này gây ảnh hưởng đến dạ dày và tăng gánh nặng cho hệ tiêu hoá dẫn đến sinh ra nhiều dịch đờm hơn và từ đó tình trạng hô của trẻ sẽ kéo dài và lâu khỏi.

1.4 Không cho trẻ ăn các thuỷ, hải sản.
Các thủy, hải sản như: tôm, cua, cá, lươn, cá biển, ốc, ếch, mực,… có chứa tiền chất histamine, khi vào cơ thể sẽ tác động lên các hệ cơ quan, nhất là hô hấp và bài tiết, làm tăng phản ứng viêm, tăng tiết dịch làm tăng nhiều đờm. Đồng thời thủy hải sản là động vật máu lạnh, tính âm, tính hàn nhiều làm thêm khó tiêu và mất năng lượng nhiều khi tiêu hóa chúng. Là động vật bậc thấp trong chu trình tiến hóa, các chất dinh dưỡng trong tôm cua( Protein, Lipid…) thường cấu trúc bậc thấp, lạ với cơ thể vừa tiêu hóa vừa dễ gây ra các phản ứng miễn dịch quá mức mà sinh ra bệnh dị ứng, gây viêm.




1.5. Không cho trẻ ăn Thịt gà, thịt vịt, thịt trâu:
Người xưa dạy rằng “ Chó động hỏa, gà động phong” Nên ăn gà với chó khí nghịch, hỏa nghịch gây ho tăng, bản chất prottein trong gà dễ gây kích ứng khi ho. Còn thịt vịt thịt trâu thì cũng mang tính hàn âm nhiều gây nê trệ sinh đờm thấp.

1.6 Không cho trẻ ăn đậu phộng, hạt dưa, socola.
Khi ăn những loại thực phẩm này, cơ thể của trẻ có xu hướng tiết đờm nhiều hơn, nguy cơ ho kích ứng tăng lên vì thế trẻ có thể bị ho nặng hơn và lâu khỏi bệnh. Do đó, mẹ không nên cho trẻ ăn đậu phộng, hạt dưa, socola khi con đang bị ho.

Vỏ lạc và lượng dầu bên trong gây kích ứng đường thở -> ho tăng.


1.7 Không uống nước mía, nước dừa.
Nước dừa, nước mía là hai loại nước uống thơm ngon, bổ dưỡng, đặc biệt hấp dẫn trong những ngày hè nóng nực. Tuy nhiên, đối với đối tượng đang bị ho, nhất là trẻ em thì không nên uống nước mía. Nguyên nhân là vì trong những loại nước này có tính lạnh, quá ngọt và bé có thể uống cả cặn mía khiến những cơn ho nặng hơn.


Bài viết khác cùng Box :