1. Xẹp đốt sống là bệnh gì?
Xẹp đốt sống là tình trạng đốt sống bị mất nước, mất độ dẻo dai bền chắc vốn có trở nên xốp và bị lún, xẹp.
Cơ thể người có 32-34 đốt sống. Trong đó có 7 đốt sống cổ ký hiệu C1 -C7, 12 Đốt sống ngực D1-D12 hoặc T1 -T12. 5 đốt sống lứng L1 - L5, 5 đốt sống cùng S1-S5 và 3-5 đột sống cụt
Dựa vào cấu tạo cột sống ta co thể thấy đốt sống D12 nằm ở vị trí đặc thù phải thường xuyên chịu lực trong quá trình vận động của cơ thể. Do đó đây cũng là vị trí dễ bị lún xẹp.
2. Nguyên nhân dẫn đến xẹp đốt sống sống.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xẹp đốt sống lưng D12. Theo các bác sĩ tổng hợp thì có những nguyên nhân chính sau:
Do loãng xương. Loãng xương làm cho mật độ xương xương giảm trở nên mỏng và xốp, khiến cho xương dễ bị lún xẹp khi phải chịu sức nặng cơ thể và tổn thương trong quá trình vận động.
Do công việc đặc thù. Một số người làm những công việc đặc thù như: người phải lao động nặng nhọc, dân văn phòng, lái xe... khiến cột sống phải chịu nhiều áp lực cũng là nguyên nhân gây xẹp đĩa đệm.
Do chấn thương vùng cột sống. Các chấn thương gây nên những tổn thương vùng cột sống trong thời gian dài không được chữa trị đúng cách cũng là nguyên nhân gây xẹp đốt sống lưng D12.
Do biến chứng bệnh lý. Một số bệnh lý có thể biến chứng gây xẹp đốt sống lưng như: Thoái hóa cột sống, ung thư xương di căn, gai cột sống...
3. Triệu chứng xẹp đốt sống.
Người bệnh xẹp đốt sống lưng D12 sẽ có những triệu chứng sau:
Đau lưng đột ngột, khó khăn cho các động tác xoay người, bê vác nặng.

Cơn đau tăng dần khi đi lại và giảm khi nằm nghỉ.

Chiều cao bị giảm do cột sống bị xẹp xuống.

Cột sống bị biến dạng, tàn tật, cong vẹo, gù cột sống

Khó thở, chán ăn, mệt mỏi do đốt sống chèn ép lên cơ quan nội tạng.
4. Biến chứng bệnh xẹp đốt sống.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh xẹp đốt sống lưng D12 có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau:

4.1 Cong vẹo, gù cột :
Khi cột sống bị xẹp dẫn đến biến dạng có thể khiến người bệnh bị cong, vẹo, gù cột sống. Tình trạng bệnh ngày càng nặng có thể chèn ép lên tim, phổi, ruột… khiến người bệnh khó thở, chán ăn, mệt mỏi, cơ thể suy nhược.

4.2 Mất vững từng đoạn cột sống.
Khi đốt sống bị xẹp 50% trở lên người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng mất vững từng đoạn cột sống, khiến cơ thể hoạt động bị hạn chế, đẩy nhanh quá trình thoái hóa, có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.

4.3 Biến chứng các bệnh liên quan đến thần kinh.
Một số trường hợp hệ thần kinh và tủy sống bị chèn ép khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng bệnh đau thần kinh liên sườn, rối loạn thần kinh thực vật, đại tiểu tiện tiện mất kiểm soát.

4.4 Gây hẹp ống tủy.
Khi bệnh trở nặng, đốt sống có thể xuất hiện các mảnh vỡ, các mảnh vỡ này chèn ép vào khoảng trống giữa ống tủy, tủy sống khiến cho ống tủy bị hẹp lại, gây viêm tủy sống và tê bì chân tay. Người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ bại liệt do tình trạng này gây nên.
4.5 Mất khả năng lao động sinh hoạt.
Các cơn đau nhức liên tục và kéo dài khiến người bệnh hạn chế khả năng lao động và sinh hoạt, luôn bực bội, khó chịu có thể dẫn đến trầm cảm. Khi bệnh đã trở nặng người bệnh mất đi khả năng lao động.
5. Biện pháp phòng ngừa xẹp đốt sống lưng D12.*
Để phòng ngừa bệnh xẹp đốt sống lưng D12, chúng ta cần làm như sau:*

  • Với người tuổi trung niên và người cao tuổi, nhất là phụ nữ mãn kinh >50 tuổi* cần phải có chế độ sinh hoạt hợp lý, cân bằng về dinh dưỡng và tập luyện thể dục thường xuyên. Nên ăn nhiều rau, bổ sung các khoáng chất và vitamin nhất là vitamin D, vitamin C, vitamin K vài ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng khác.
  • Làm việc, vận động đúng tư thế.
  • Nên cử động một cách nhẹ nhàng,Tránh cử động quá mạnh một cách đột ngột.
  • Tập luyện các bài tập n

hẹ nhàng, giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai như tập yoga, bơi lội…

Cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ gây bệnh.
Tìm hiểu thêm cách điều trị xẹp đốt sống lưng D12: http://phongkhambadinh.vn/dieu-tri-x...p-ba-dinh.html

Bài viết khác cùng Box :