Trước khi mình bàn tới loại thuốc Cycloastragenol, thiết tưởng chúng ta cũng cần tìm hiểu sơ qua cơ chế sao chép của tế bào trong quá trình duy trì sự sống. Quá trình này có liên hệ tới chức năng hoạt động của “telomeres”. Tại sao khi “telomeres” bị ngắn lại thì gia tăng nguy cơ bị lão hoá? Telomere này có liên hệ gì tới loại thuốc Cycloastragenol? Thuốc này có thực sự giúp “cải lão hoàn đồng” hay không? Khi dùng loại thuốc này có gây nguy hiểm gì không? Khi dùng loại này chung với những loại thuốc khác có gây phản ứng phụ không? Công cuộc nghiên cứu đã ngã ngũ chưa? Đó là những câu hỏi chúng ta cần biết tới trước khi quyết định mua hay không? Trước khi mua loại thuốc nào, thiết tưởng mình cũng cần tìm hiểu kỹ lưỡng, phải không ạ?




Sự sống của tế bào vốn có tính kế thừa. Trước khi tạo những tế bào mới, các nhiễm sắc thể cần phải được sao chép lại trong quá trình phân chia của tế bào. Khi một tế bào nào đó bị hư hại, các enzymes sẽ được kích hoạt; chúng cắt đi những tế bào hư hại trước khi tạo những tế bào mới. Đó là một cơ chế bình thường.

Trong quá trình sao chép nhiễm sắc thể, DNA Polymerase, một loại enzyme giúp tạo ra nucleotides trong quá trình phát triển DNA, không thể nào sao chép toàn bộ nhiễm sắc thể của tế bào trước, bao giờ cũng có một đoạn ngắn ở cuối của mỗi nhiễm sắc thể bị sót lại.

Trong mỗi quá trình phân chia của tế bào, đoạn cuối của mỗi nhiễm sắc thể sẽ bị ngắn lại. Cứ mỗi lần sao chép như vậy, telomere càng bị cụt đi, dẫn tới tình trạng làm yếu dần chức năng miễn nhiễm, cũng như mất đi khả năng bảo vệ đoạn cuối của nhiễm sắc thể, và mất dần khả năng kiểm soát các sai sót trong quá trình sao chép.

Khi tuổi đời càng cao, số lần phân chia các tế bào trong quá khứ càng nhiều, dẫn đến tình trạng telomere bị cụt đến mức giới hạn, thì khi đó tế bào mất dần khả năng sao chép một cách đúng đắn, đồng thời quá trình giáng phân cũng bị chậm lại. Đến một lúc nào đó, quá trình thoái hoá của các tế bào già nua sẽ tăng nhanh theo tuổi tác, trong khi quá trình phân chia của tế bào mới lại bị chậm hơn, thậm chí không phát triển nữa. Đôi khi chúng còn để lại những sai sót trong quá trình sao chép, tạo ra một cuộc diện tổng thể là mất đi khả năng kiểm soát sự phát triển của tế bào, dẫn tới nguy cơ dễ bị ung thư sau này. Vì số lượng tế bào già nua mỗi lúc một tăng, trong khi số tế bào mới phải được tạo ra lại bị ít đi, dẫn tới hệ quả để lại những nếp nhăn trên cơ thể, mà chúng ta gọi là hiện tượng lão hoá.

Sự thoái hoá và nguy cơ ung thư bùng phát là do hệ miễn nhiễm bị suy yếu dần. Các tế bào bạch huyết (e.g., Natural Killer cells, CD4/CD8-lymphocytes, etc) đều bị giảm đáng kể khi telomere mỗi lúc bị cụt dần theo thời gian. Do đó, khả năng chống lại bệnh tật sẽ là một vấn đề đối với tuổi tác.

Cách đây vài năm, UCLA đã khám phá ra một hợp chất được chiết xuất từ một loài thảo mộc, có khả năng làm chậm lại quá trình mất đi của telomere bởi chức năng khởi động enzyme telomerase. Telomerase giúp duy trì độ dài của telomere, và sửa chữa các tế bào bị hư hại. Sau này các chuyên gia mới bỏ thêm một vài chất vào chung với loài thảo mộc này, tạo ra Cycloastragenol.

Cycloastragenol mới được đem ra thử trên những con chuột thì thấy chúng khỏe mạnh hơn. Khi thử nghiệm trên Natural Killer cells của con người, các chuyên gia mới thấy nó tăng khả năng của T-lymphocytes phát triển, chống lại virus.

Có một số người dùng thì cảm thấy ngủ được, bớt bị đau nhức bởi khả năng kháng viêm. Mặc dù chúng có khả năng cải thiện tình trạng sức khỏe, nhưng vẫn chưa có một nghiên cứu nào được ứng dụng trên một phương diện rộng lớn hơn trong dân số để có thể thuyết phục khả năng “cải lão hoàn đồng”. Khả năng chống lão hóa vẫn còn bỏ ngỏ. National Institutes of Health có đề cập tới loại thuốc này, nhưng họ không bảo đảm khả năng “cải lão hoàn đồng” của loại này, mà chỉ xem nó như là một loại cải thiện tình trạng sức khỏe mà thôi. Cần phải có thêm nhiều cuộc nghiên cứu trong tương lai để có thể kết luận khả năng chống lão hóa của nó ra sao. Chúng ta vẫn phải đợi thêm vài năm nữa các bác ạ.

Loại này vẫn có thể gây phản ứng phụ với một số loại thuốc Tây vì khi người ta cho thêm những thành phần hóa học vào để làm tăng khả năng xúc tác, thì cũng đồng thời để lại những phản ứng phụ nhất định. Đó là điều khó tránh khỏi. Các chuyên gia cần phải có thời gian để nghiên cứu thêm về độc tính của nó khi sử dụng lâu dài, cũng như những phản ứng phụ của nó khi đi chung với những loại thuốc Tây khác.

Nói tóm lại, khả năng “cãi lão hoàn đồng” vẫn còn chưa được chứng minh một cách cụ thể trên một phương diện rộng lớn trong dân số. Vậy, khả năng chống lão hóa vẫn còn chưa được rõ, và cũng chưa có một nghiên cứu nào giám khẳng định 100% là loại thuốc này giúp trẻ mãi không già.

Chúng ta vẫn phải chờ thêm một thời gian nữa sẽ rõ ràng. Đợi khi chúng ngã ngũ luôn rồi tính tiếp. Như vậy sẽ an toàn cho người tiêu dùng hơn.

Bài viết khác cùng Box :