Thời tiết lạnh, hanh khô khiến một số mao mạch trên da đóng lại, lượng máu cung cấp cho da giảm, khả năng bài tiết mồ hôi, khiến độ ẩm của da giảm xuống chính là nguyên nhân gây bệnh ngứa da mùa đông.

Nguyên nhân nào khiến da bị ngứa vào mùa đông?


Theo các chuyên gia da liễu, bệnh dễ phát hiện vì có biểu hiện rõ ràng nhưng lại khó chữa vì khó xác định nguyên nhân chính xác là gì. Cho nên, những người bị ngứa do lạnh thì vào mùa đông cần giữ ấm, tránh tiếp xúc quá nhiều với không khí lạnh, chú ý che chắn, khẩu trang, khăn quàng che cổ, găng tay, mũ ấm, chân đi tất,...v.v.

Bệnh ngứa da vào mùa đông có thể gặp ở mọi lứa tuổi và rất hay tái phát do rất nhiều nguyên nhân gây ra.

1. Do cơ địa

Người bị dị ứng cơ địa rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Do vậy, những người này cần phải chú ý giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi. Trong trường hợp, thấy da có biểu hiển mẩn ngứa cần phải chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không gãi, chà xát mạnh quanh chỗ ngứa để tránh bệnh nặng thêm. Nếu thấy bệnh tiến triển nặng hơn cần sớm đến bệnh viện chuyên khoa khám, không nên tự ý mua thuốc về điều trị.

2. Uống ít nước

Mùa đông, nhiều người có thói quen ngại uống nước. Điều này rất hại cho da của bạn trong mùa đông. Theo các chuyên gia da liễu, mùa đông thậm chí da còn cần nhiều nước hơn mùa hè dù không có cảm giác khát. Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày là cần thiết để đáp ứng nước cho da, phòng tránh bệnh ngứa da vào mùa đông.

3. Tắm nước quá nóng

Mùa đông nhiều người vẫn có thói quen tắm nhiều lần trong một ngày. Theo các chuyên gia da liễu khuyến cáo, vào mùa đông không nên tắm quá nhiều, đặc biệt là người già và trẻ em, để tránh tình trạng khô da và ngứa. Người già và trẻ sơ sinh chỉ nên tắm 1-2 lần/tuần.

Đồng thời, khi tắm không nên dùng các sản phẩm làm sạch da có độ kiềm cao như xà phòng mà nên dùng ít sữa tắm. Riêng đối với những người da khô, tốt nhất không dùng sữa tắm mà chỉ tắm bằng nước sạch.

4. Máy sưởi

Đây cũng là một nguyên nhân gây bệnh ngứa da vào mùa đông bởi việc sử dụng máy sưởi thường xuyên cũng chính là tác nhân khiến da bị mất nước, làm da bị khô và ngứa. Bạn nên dùng một máy giữ độ ẩm trong phòng và nhiệt độ trong phòng không nên để quá nóng. Người có cơ địa dị ứng cần tránh mặc quần áo bằng chất liệu len, lông...v.v. Tránh mặc quần áo quá chật khiến cho da bị cọ xát và gây ngứa.

Biểu hiện bệnh ngứa da vào mùa đông

Theo các chuyên gia da liễu, ngứa là triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa. Có khi gãi đến chảy cả máu vẫn không đỡ. Da của người bệnh ngứa da vào mùa đông thường bị sẩn, phù, xuất hiện rất nhanh ở bất kỳ vùng da nào. Kích thước và hình dáng của các mảng sẩn thay đổi nhanh chóng, khi lặn đi thường không để lại dấu vết gì.

Hầu hết những người bệnh thường cảm thấy rất ngứa, cũng có trường hợp chỉ cảm giác châm chích hoặc rát bỏng. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và hay tái phát. Bệnh thường không ảnh hưởng đến sức khỏe bởi chỉ là biểu hiện ngoài da, nhưng làm bệnh nhân khó chịu.

Điều trị da bị ngứa như thế nào?

Ngứa da do thời tiết chỉ điều trị khỏi từng đợt, khó chữa khỏi vĩnh viễn. Đối với một số người, khi thời tiết ấm lên, cơn ngứa cũng chấm dứt. Song người bệnh nên đi phòng khám chuyên khoa da liễu để được chỉ định dùng thuốc, tránh để da bị viêm. Đối với những người khi xuất hiện triệu chứng bị ngứa da, không nên gãi, bởi vì càng gãi sẽ càng ngứa, càng ngứa lại càng gãi, từ đó tạo nên tuần hoàn ác tính, dẫn đến triệu chứng ngứa ngáy kéo dài không khỏi.

Tình trạng bệnh ngứa da vào mùa đông kéo dài sẽ làm tổn thương da, dẫn đến mẩn ngứa. Tốt nhất khi thấy hiện tượng ngứa da ngày càng trầm trọng, cần đến khám và điều trị kịp thời theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn cần tư vấn hãy nhấc máy lên và gọi đến số Hotline: 0962.299.497 để được tư vấn trực tiếp và miễn phí nhé!


Bài viết khác cùng Box :